Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp được đánh giá cao nhờ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như lá lốt, tỏi, dứa, gừng… Tuy nhiên, mỗi bài thuốc cần đáp ứng đúng và đủ liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết!
Nội dung chính:
6 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp hiệu quả
Các bài thuốc chữa viêm khớp phổ biến được lưu truyền trong dân gian vừa an toàn, vừa hiệu quả gồm:
Cây lá lốt chữa viêm khớp
Cây lá lốt có tên gọi khoa học là Piper lolot C.DC. Đây là một loại cây thân mềm và mọc hoang ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. Loại cây này thường được trồng để làm gia vị, làm cây cảnh hoặc làm thuốc.
Tác dụng chữa viêm khớp của cây lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm giúp trừ lạnh, hạ khí, giảm đau và chống viêm tốt. Vì vậy, loại cây này thường được ứng dụng để chữa các bệnh về đau xương khớp, viêm khớp, tê thấp, thấp khớp, đổ mồ hôi tay chân…
Theo y học hiện đại, trong lá lốt có nhiều thành phần tốt cho bệnh viêm khớp, giảm đau và chống viêm tốt. Trong đó có thể kể đến alcaloid và flavonoid, đây đều là những chất giúp tác động đến xương khớp mạnh mẽ. Cụ thể:
- Alcaloid: Giúp giảm đau nhức, ức chế hệ thần kinh trung ương và chống viêm hiệu quả.
- Flavonoid: Giúp chống viêm, ức chế cytokine tiền viêm và tăng cường sản xuất collagen tốt cho sức khỏe xương khớp.
Cách dùng lá lốt chữa bệnh viêm khớp
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm khớp từ cây lá lốt được ứng dụng nhiều:
Lá lốt uống
Sử dụng 10g lá lốt khô sắc với 500ml nước, đun đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp và uống 3 lần trong ngày.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bài thuốc uống từ lá lốt và các dược liệu khác như: thiên niên kiện, gai tầm xoong để tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp.
Các bài thuốc uống từ lá lốt nên thực hiện kiên trì trong khoảng 7-10 ngày để đạt được kết quả tốt trong quá trình điều trị.
Bài thuốc xoa bóp từ lá lốt
Phương pháp sử dụng lá lốt để xoa bóp có tác dụng giảm đau và chống viêm khá tốt. Bạn có thể thực hiện bằng cách:
- Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối, để ráo nước.
- Cho lá lốt vào máy xay, xay nhuyễn.
- Cho lá lốt đã xay nhỏ vào bát, cho thêm khoảng 100ml rượu trắng.
- Sử dụng hỗn hợp lá lốt và rượu xoa nhẹ lên vùng khớp bị viêm mỗi ngày 2-3 lần để giảm sưng viêm hiệu quả. Người bệnh cần tránh các khu vực có vết thương hở.
Lá lốt ngâm chân
Lá lốt ngâm chân có công dụng giúp giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết nên rất tốt cho máu và chất dinh dưỡng đi nuôi các khớp. Nhờ đó giúp người bệnh tăng khả năng vận động khớp hơn.
Cách thực hiện: Rửa sạch khoảng 10 lá lốt già, thái nhỏ. Đun lá lốt với khoảng 1 lít nước trong 10 phút thì tắt bếp. Cho nước đun lá lốt ra chậu đợi hạ nhiệt thì dùng để ngâm chân.
Các món ăn từ lá lốt
Các món ăn từ lá lốt rất tốt cho sức khỏe cũng như xương khớp. Bạn có thể bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: trứng rán lá lốt, chả lá lốt, lươn kho lá lốt, thịt bò nướng lá lốt… Tùy khẩu vị của bạn mà cách chế biến các món ăn có thể sẽ khác nhau.
Chữa viêm khớp bằng ong châm
Ong châm đã được một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… lựa chọn. Bởi theo nhiều nghiên cứu, nọc ong có chứa acid fomic tuy độc nhưng lại giúp giảm đau, trị bệnh xương khớp, giảm suyễn tốt. Ngoài ra, chế chống viêm melittin do peptit trong nọc ong cũng giúp hỗ trợ cho việc điều trị viêm khớp.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp chữa viêm khớp bằng ong châm vẫn chưa có xác chính thức từ Bộ Y Tế. Do đó, người bệnh nếu sử dụng phương pháp này cần thực hiện bởi những người có tay nghề cũng như nơi thực hiện đảm bảo uy tín.
Rượu tỏi chữa viêm khớp
Tỏi có tên khoa học là Allium Sativum L, tên phổ biến là Garlic. Đây là một loại củ mang đến nhiều công dụng khác nhau như làm gia vị, thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, tỏi hỗ trợ trong việc ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng, ổn định đường huyết, giảm huyết áp và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
Tác dụng chữa viêm khớp của rượu tỏi
Hơn nữa, tỏi rất tốt cho sức khỏe người bị viêm khớp. Bởi nó giúp cung cấp nhiều hoạt chất hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, làm lành tổn thương như:
- Allicin: Là một hoạt chất kháng sinh có trong tỏi. Allicin có nhiều nhất khi bạn giã nát củ tỏi. Đây là một loại chất giúp chống viêm, chống nhiễm khuẩn ở khớp rất tốt. Nhờ đó, allicin trong tỏi giúp giảm tình trạng viêm và cơn đau nhức hiệu quả qua người bệnh.
- Selen: Đây là hoạt chất có trong tỏi có tác dụng ức chế phản ứng viêm rất tốt. Nên được sử dụng nhiều cho người bệnh viêm khớp.
- Chất chống oxy hóa có trong tỏi: Giúp bảo vệ sụn khớp và các khớp viêm nhiễm khỏi gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng nặng hơn của bệnh.
- Ngoài ra, trong tỏi còn có nhiều khoáng chất khác như: sắt, canxi, magie, photpho, kali… rất tốt cho sức khỏe xương khớp, tăng cường sự khỏe mạnh của xương.
Tỏi sẽ tăng cường tác dụng chữa viêm hơn khi kết hợp với rượu. Bởi rượu có tính sát trùng mạnh, giúp giải phóng các hoạt chất có trong tỏi tốt hơn. Nhờ vậy, rượu tỏi rất tốt cho người bị bệnh viêm khớp.
Cách ngâm rượu tỏi
Ngâm rượu tỏi đúng cách quyết định đến khả năng trị bệnh của rượu tỏi. Do đó, bạn cần chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như tiến hành ngâm và bảo quản.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Lựa chọn tỏi: Tỏi chọn để ngâm rượu cần dùng tỏi ta, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, khi chọn bạn nên dùng tỏi rắn chắc, tươi ngon, tép to, không bị úa vàng và sâu.
Sau khi lựa chọn tỏi, bạn tách tỏi ra thành từng tép riêng và bỏ hết lớp vỏ lụa bên ngoài. Tiếp theo, bạn rửa sạch tỏi và phơi cho ráo trước khi tiến hành ngâm rượu. Bạn cũng có thể giã dập hoặc cắt lát mỏng để giúp kháng sinh allicin trong tỏi được giải phóng một cách tốt nhất.
Chọn rượu ngâm: Rượu dùng để ngâm tỏi nên là rượu trắng, tốt nhất là rượu nếp. Rượu nên có nồng độ từ 40 – 45 độ là sẽ thích hợp nhất để ngâm tỏi. Điều này giúp tỏi không bị thối cũng như tiết ra được các dược chất.
Tỷ lệ ngâm rượu tỏi tốt nhất là rượu 2 : tỏi 1. Điều này có nghĩa cứ 1kg tỏi sẽ ngâm với 2l rượu.
Lựa chọn loại bình ngâm rượu tỏi: Bình ngâm an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe mà bạn nên lựa chọn là bình thủy tinh, sứ, sành có miệng rộng, có nắp. Người bệnh không nên ngâm rượu tỏi trong bình nhựa vì có thể tạo ra các chất độc không tốt cho cơ thể.
Bạn nên lựa chọn bình ngâm chứa hết tỏi và rượu và còn dư ra một khoảng không gian. Bình nên đảm bảo sạch sẽ, khô ráo trước khi tiến hành ngâm rượu tỏi.
Bước 2: Thực hành ngâm rượu tỏi
Sau khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu, bạn tiến hành các bước ngâm rượu tỏi. Cụ thể:
- Cho tỏi đã tiến hành sơ chế vào bình thủy tinh ngâm và tiến hành đổ rượu ngập.
- Bình rượu tỏi nên để nơi thoáng mát, khô ráo tránh ánh sáng mặt trời.
- Sau một thời gian ngâm, bạn nên lắc bình để rượu được thấm đều vào trong tỏi.
- Rượu tỏi nên ngâm trong khoảng 2 tuần và sử dụng. Thành phẩm rượu tỏi màu vàng nghệ với mùi thơm nhẹ là đạt chuẩn.
Cách dùng rượu tỏi để chữa viêm khớp
Rượu tỏi có thể dùng nhiều cách để chữa bệnh viêm khớp như:
Rượu tỏi xoa bóp
Bạn lấy một lượng vừa phải rượu tỏi và thoa vào vị trí khớp bị viêm. Sau khi thoa rượu tỏi, tiến hành massage và xoa bóp nhẹ nhàng để rượu thấm vào sâu bên trong. Nên thực hiện bài thuốc này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Uống rượu tỏi chữa viêm khớp
Bạn có thể uống 1 thìa nhỏ rượu tỏi mỗi ngày để tốt cho sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng của cơ thể rất tốt. Nếu không biết uống rượu, bạn có thể pha với nước ấm để dễ uống hơn.
Dùng rượu tỏi để tắm
Một cách chữa viêm khớp khác mà bạn có thể áp dụng là tắm nước tắm có rượu tỏi. Đây là cách giúp sát khuẩn, lưu thông máu trong cơ thể cũng như giảm tổn thương do viêm tốt nhất. Sau khi tắm bằng rượu tỏi bạn nên rửa sạch người lại với nước.
Chữa viêm khớp bằng chân gà và đậu phộng
Về chân gà: Chân gà mang đến nhiều tác dụng y khoa như mạnh sinh lực, bổ hư, cường gân cốt. bồi bổ gân xương khá tốt. Do đó, chân gà tốt cho sức khỏe của nhiều người đặc biệt là nam giới.
Ngoài ra, trong chân gà có chứa nhiều collagen và các acid amin khác có lợi cho sức khỏe như prolin, argynin, hydrosiprolin, glycin… Thêm vào đó, phần gân chân gà cũng rất tốt cho xương khớp bởi chứa glycin, argynin, hydrosiprolin và prolin. Vì vậy, chân gà giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe người bị viêm khớp.
Về đậu phộng: Đậu phộng rất giàu vitamin và khoáng chất tốt như: niacin, biotin, thiamin, magie, mangan, photpho, folate, vitamin tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, đậu phộng cũng chứa chất chống oxy hóa như resveratrol, acid coumaric rất tốt cho sức khỏe xương khớp.
Món chân gà hầm đậu phộng giúp hỗ trợ sản sinh dịch nhờn trong khớp, bôi trơn sụn khớp và ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp hiệu quả. Cách thực hiện tương đối đơn giản:
Chuẩn bị: 10 chân gà ta, 200g đậu phộng.
Cách thực hiện:
- Chân gà ta rửa sạch, bỏ móng chân.
- Bóp kỹ chân gà với gừng tươi trong khoảng 30 phút.
- Đậu phộng rửa sạch, ngâm nước qua đêm.
- Cho chân gà và đậu phộng vào hầm chung với 1 lít nước trong khoảng 1 giờ.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Chia phần chân gà hầm đậu phộng ra thành các thần ăn trong ngày.
Chữa viêm khớp bằng quả dứa
Trong quả dứa có chứa bromelain (enzyme bromelin) có tác dụng kháng viêm nên giúp giảm sưng đau do viêm khớp hiệu quả. Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều mangan và vitamin C tốt cho sức khỏe xương khớp cũng như cơ thể.
Bạn có thể sử dụng dứa kết hợp với các loại quả khác để tăng khả năng điều trị viêm khớp như:
Sinh tố dứa và quả mọng
Sinh tố dứa và quả mọng cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa giúp giảm sưng viêm và tốt cho sức khỏe người bị viêm khớp, giảm cơn đau nhức kéo dài.
Bạn thực hiện bằng cách: Chuẩn bị nửa quả dứa tươi, 1 quả chuối, ½ chén quả mọng (quả mâm xôi), ¼ cốc sữa tươi. Tiếp theo, bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn mịn. Thêm sữa hoặc đường tùy thích.
Dứa và nghệ chữa viêm khớp
Trong nghệ có chứa lượng lớn curcumin giúp kháng viêm và ức chế tình trạng viêm khớp tốt. Nhờ đó, dứa và nghệ rất tốt cho người bệnh viêm khớp, giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau nhức của bệnh và làm lành tổn thương do viêm gây ra tốt.
Cách thực hiện: Cho nửa quả dứa bỏ lõi, 1 nhánh nhỏ củ nghệ tươi, nửa quả dưa chuột vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn mịn. Sau đó đổ sinh tố dứa nghệ ra ly và thưởng thức.
Salad dứa chữa viêm khớp
Salad dứa dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe người bị viêm khớp. Bạn cần chuẩn bị: 1 chén dứa tươi cắt nhỏ, cà chua bi cắt nhỏ, xà lách cắt nhỏ, phomai, dầu oliu theo khẩu vị. Cho tất cả nguyên liệu trên vào tô lớn, thêm gia vị vừa ăn.
Muối rang gừng chữa đau khớp
Gừng có tính ấm, chứa chất men zingibain giúp kháng viêm khá tốt. Do đó, dân gian thường sử dụng gừng để điều trị viêm đau xương khớp. Ngoài ra, gừng còn có hoạt chất giúp làm nón, thư giãn xương khớp khá tốt nên giúp giảm đau do viêm xương khớp nhanh chóng. Để tăng công dụng điều trị của gừng, người ta thường kết hợp gừng với muối bằng cách:
Gừng thái mỏng thành từng miếng nhỏ và cho vào chảo rang nóng cùng muối hạt to. Cho hỗn hợp gừng và muối vừa rang vào khăn mỏng và chườm lên khu vực viêm sưng. Bằng cách này sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau do viêm xương khớp hiệu quả.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp đều được đánh giá cao về sự an toàn cũng như hiệu quả tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng kết hợp với điều trị theo chỉ định y khoa để mang lại kết quả tốt nhất. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Bài viết được chỉnh sửa ngày 27 Tháng Tư, 2021