Phong thấp là một trong những bệnh rất thường gặp liên quan đến hệ cơ xương khớp. Tuy rằng ít làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng căn bệnh này có thể để lại rất nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, bệnh phong thấp là gì? triệu chứng nhận biết ra sao? Mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để biết cách phòng ngừa điều trị bệnh đúng cách.
Nội dung chính:
Phong thấp là bệnh gì?
Phong tê thấp hay còn gọi là bệnh phong tê thấp. Đây là dạng bệnh rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào tế bào khỏe mạnh. Điều này gây ra các phản ứng viêm nhiễm ở khớp. Triệu chứng bệnh có xu hướng tăng nặng hơn vào buổi sáng và khi lao động nặng.
Phong tê thấp là bệnh mãn tính về xương khớp, không có yếu tố lây nhiễm. Tuy nhiên nó có tính di truyền và chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường, điều kiện sống và hoàn cảnh sống.
Chính vì vậy, căn bệnh này khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả hai giới từ độ tuổi trung niên trở ra. Tuy nhiên, hiện nay bệnh phong thấp đang có dấu hiệu bị trẻ hóa về độ tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh từ độ tuổi 35 ngày càng tăng cao gây ra không ít lo ngại cho người dân cũng như ngành y tế.
Biến chứng bệnh có thể gây ra cho tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm cả thần kinh, tim mạch và huyết áp. Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng nghi ngờ bệnh phong tê thấp thì mọi người nên chủ động lên kế hoạch thăm khám sớm để được chữa trị kịp thời.
Triệu chứng phong thấp
Phong thấp là dạng bệnh mãn tính, các triệu chứng bệnh xảy ra âm thầm trong suốt một thời gian dài nên khó được phát hiện sớm. Đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt mới được chú ý điều trị.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh phong thấp là:
- Sưng tấy ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón tay, ngón chân. Các khớp nóng đỏ, đau nhức.
- Tình trạng đau nhức khớp thường xuyên xảy ra kèm theo triệu chứng tê bì chân tay. Mức độ cơn đau sẽ có sự khác nhau giữa mọi người. Cơn đau thường xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, khớp đầu gối
- Thường xuyên bị co cứng khớp, đặc biệt là sau khi ngủ dậy khiến người bệnh khó cử động, hạn chế khả năng lao động
- Đau buốt ở các khớp, triệu chứng rõ rệt hơn khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế
- Cơ thể mệt mỏi thấy rõ, chán ăn, suy nhược cơ thể, mất vị giác
- Khi di chuyển, các khớp phát ra tiếng kêu lục khục, răng rắc
- Ở giai đoạn nặng, các khớp bắt đầu có dấu hiệu biến dạng, có thể nhận biết bằng mắt thường
- Cơ bắp bắt đầu teo nhỏ, giảm chức năng vận động. Đến một thời điểm nhất định sẽ rơi vào tình trạng teo cơ, mất khả năng vận động
Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?
Phong thấp cũng là một dạng bệnh về viêm đa khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khớp mà còn gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề cho các cơ quan khác, nhất là tim mạch, thần kinh, mắt, phổi,…
Cụ thể, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, phong thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại như:
- Gây tổn thương hệ xương khớp: Các triệu chứng sưng, viêm kéo dài sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi tế bào sụn, xương. Từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa, xương gây ra nhiều bệnh lý khác về xương khớp như loãng xương, viêm xương khớp, thoái hóa khớp,…
- Tác động đến hệ thần kinh: Phản ứng viêm tại khớp sẽ chèn ép trực tiếp lên hệ thống tủy sống và dây thần kinh. Dẫn đến hiện tượng đau nhức, tấy đỏ khớp. Khi thời tiết thay đổi đột ngột biến chứng bệnh càng nặng nề hơn, làm giảm hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống.
- Biến chứng tim mạch, huyết áp: Sự chèn ép dây thần kinh, dây chằng sẽ làm cản trở quá trình tuần hoàn máu. Điều này sẽ làm giảm chức năng của các bộ phận khác, nhất là tim mạch, huyết áp. Hệ quả dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm về tim mạch khác như suy tim, tràn dịch màng phổi, đột quỵ,…
- Teo cơ bại liệt: Đây cũng là biến chứng thường xảy ra khi mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Quá trình tuần hoàn máu, vận chuyển oxy đi nuôi tế bào kém hiệu quả hoặc bị gián đoạn khiến các khối cơ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển và duy trì hoạt động bình thường. Lâu dần sẽ khiến cơ bị teo nhỏ lại, mất khả năng cầm nắm, cử động, cuối cùng là dẫn đến bại liệt.
Bệnh phong thấp có lây không?
Như đã chia sẻ ở trên, phong thấp là dạng bệnh rối loạn tự miễn của cơ thể tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp. Xảy ra khi hệ miễn dịch của người bệnh có những xáo trộn bất thường gây ra các phản ứng viêm nhiễm tại khớp. Vì vậy, bệnh không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua các hoạt động tiếp xúc thường ngày như các bệnh lý mắc phải do virus khác.
Tuy nhiên, căn bệnh này có yếu tố gia đình. Tức là có tính chất di truyền giữa các thế hệ trong cùng một gia đình. Các nghiên cứu y học cho biết, những người được sinh ra từ người mẹ, bố hoặc ông bà mắc bệnh về xương khớp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh phong thấp hơn những người khác.
Ngoài ra, vấn đề về tuổi tác, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, những người thường xuyên lao động nặng, người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại và những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Do đó, mọi người nên nâng cao kiến thức về căn bệnh này. Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực vận động, tập luyện thể dục thể thao, tăng sức đề kháng. Giúp phòng ngừa hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân có sao không?
Theo y học cổ truyền, phong thấp là căn nguyên chính gây ra rất nhiều bệnh lý khác như đau đầu, viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, rối loạn mỡ máu, phong thấp ra mồ hôi tay, chân.
Tình trạng ra mồ hôi tay, chân do phong thấp xảy ra do đường dẫn khí từ hệ thống dây thần kinh ở tay, chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Điều này khiến mồ hôi thoát ra từ lòng bàn chân, bàn tay thay vì sự thoát nhiệt toàn cơ thể như bình thường.
Mồ hôi được hình thành từ nước, muối và lượng nhỏ chất thải được bài tiết qua da. Ở trạng thái khỏe mạnh, mồ hôi có tác dụng cân bằng độ ẩm cho dạ, giảm đau, hạ huyết áp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và phòng ngừa bệnh loãng xương.
Tuy nhiên, khi mồ hôi thoát ra quá nhiều do phong thấp sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.
- Đầu tiên, tình trạng tăng tiết mồ hôi qua tay, chân sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Lòng bàn tay, bàn chân luôn ẩm ướt, nhầy dính khiến họ luôn tự ti, mặc cảm với người xung quanh. Đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Tiếp theo, phong thấp ra mồ hôi tay chân sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước và tình trạng rối loạn điện giải. Điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái choáng váng, yếu ớt, mất sức, thậm chí có thể gây tụt huyết áp, ngất xỉu.
Ngoài ra, khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, sụt cân, căng thẳng thần kinh,… Tất cả những biến chứng ngày đều rất nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, mọi người cần nâng cao cảnh giác với căn bệnh này, khi nhận thấy hiện tượng thoát mồ hôi bất thường nên thăm khám y tế sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt
Theo các tài liệu trong y học cổ truyền, lá lốt là dược liệu quý giúp trừ thấp, khu phong, ôn trung, tán hàn,…rất tốt nhờ tính ấm, vị cay và mùi thơm đặc trưng. Chính vì vậy, dược liệu này xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh về xương khớp, đau dây thần kinh tọa, đặc biệt là bệnh phong thấp.
Theo nghiên cứu trong y học hiện đại, lá lốt có chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm tự nhiên như alcaloid và hơn 35 thành phần tinh dầu khác nhau, trong đó, hoạt chất chiếm tỷ lệ cao nhất là beta-caryophylen.
Nhờ vậy, lá lốt phát huy công dụng rất tốt trong việc chống viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu.
Với hiệu quả cao và nhiều ưu điểm nổi bật như lành tính, ít tác dụng phụ, dễ tìm kiếm, dễ thực hiện,…. dùng lá lốt để chữa bệnh phong thấp đã trở thành một trong những bài thuốc được dân gian rất tin dùng.
Để áp dụng bài thuốc này, mọi người có thể tham khảo một số cách làm dưới đây.
Cách 1: Xông hơi và ngâm chân tay bằng nước lá lốt
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 200g lá lốt tươi (chọn những lá vừa phải, không quá già, không quá non)
- Vò qua nguyên liệu rồi cho vào chậu, hãm với 2 lít nước sôi
- Rửa sạch tay chân rồi hơ vào chậu nước lá lốt. Khi nước nguội đến độ ấm thích hợp thì cho thêm 1 thìa muối vào, khuấy đều sau đó ngâm chân, tay vào chậu nước
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khoảng 1 tháng, triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm
Cách 2: Bài thuốc uống nước lá lốt
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 500g cây lá lốt (dùng nguyên cả cây)
- Đem phơi khô nguyên liệu sau đó cắt thành từng khúc ngắn
- Cho nguyên liệu vào chảo, sao vàng sau đó đem hạ thổ
- Bảo quản nguyên liệu trong túi bóng sạch sẽ dùng dần
- Mỗi ngày, bạn lấy khoảng 5g nguyên liệu, hãm với 300ml nước sôi, uống thay nước trà
- Uống liên tục 7 ngày, nghỉ ngắt quãng 5 ngày rồi tiếp tục uống thêm 7 ngày. Triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Lưu ý:
Dùng lá lốt chữa bệnh phong thấp là bài thuốc đơn giản, được đánh giá là an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm, mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc mới đạt được hiệu quả như mong muốn
- Nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường khi dùng lá lốt chữa bệnh, mọi người cần dừng điều trị ngay, sau đó thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn khắc phục kịp thời.
Bệnh phong thấp kiêng ăn gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người mắc bệnh phong thấp cần tích cực bổ sung dinh dưỡng, ăn đa dạng các nhóm chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất xơ, magie,… để tăng cường chức năng xương khớp, hạn chế phản ứng viêm và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý hơn đến việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng vì không phải nhóm chất nào cũng có lợi cho tình trạng sức khỏe lúc này.
Cụ thể, những thực phẩm người mắc bệnh phong thấp cần kiêng cữ tuyệt đối là:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, thừa cân, béo phì và các vấn đề nguy hiểm các cho tim mạch, huyết áp. Sự tăng cân mất kiểm soát sẽ khiến xương khớp phải chịu áp lực lớn trong việc nâng đỡ và duy trì các hoạt động bình thường của khớp, xương. Điều này sẽ gây ra các phản ứng viêm dữ dội hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị, đường và muối: Các món ăn được chế biến quá nhiều gia vị sẽ làm tăng hàm lượng acid uric trong máu, cản trở quá trình hấp thụ vitamin, canxi và các dưỡng chất cần thiết khác. Đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng viêm, khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội
- Thực phẩm nhiều tinh bột: Thực phẩm giàu tinh bột cũng gây ra tình trạng tăng acid uric, tăng hàm lượng đường trong máu. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chữa bệnh
- Chất kích thích: Chất kích thích thường tồn tại rất nhiều thành phần hóa học nguy hiểm cho sức khỏe. Làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, xương khớp. Do đó người mắc bệnh phong thấp cần tránh xa các loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh phong thấp và cách điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Chúc sức khỏe!