Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một bệnh lý không hiếm gặp, đặc biệt với người bị đái tháo đường lâu năm nhưng phương pháp điều trị không đúng. Vì vậy, việc hiểu và biết về bệnh lý này chính là một việc bạn cần làm để bảo vệ thật tốt sức khỏe cho bản thân mình. 

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một bệnh lý xảy ra ở võng mạc do ảnh hưởng từ đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường khi trở nên nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng có thể nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Mắt chính là bộ phận ảnh hưởng khá nhiều và là bộ phận thường xuyên bị ảnh hưởng từ bệnh đái tháo đường.

Cùng với giác mạc và thủy tinh thể, võng mạc là một trong ba bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của mắt người. Đóng vai trò như màn trắng cuối cùng của quá trình tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh từ giác mạc, võng mạc có nhiều sợi thần kinh với nhiệm vụ truyền đi những gì thu được đến não và truyền lại kết quả phân tích của não đến mắt. Hoàng điểm là yếu tố quyết định trong phần này.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường nếu nặng hoàn toàn có thể khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mù lòa. Theo  các nghiên cứu cho thấy, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể do nhiều yếu tố tác động, trong đó thời gian bị đái tháo đường là một trong các yếu tố đó.

Theo đó, đối với người bệnh đái tháo đường trên 10 năm các biểu hiện về thị lực kém sẽ được hiện ra rõ ràng và số ít sẽ rơi vào trạng thái mù do bệnh võng mạc tiểu đường.

Tuy nhiên, theo một số liệu thống kê cũng có chỉ ra rằng: Số trường hợp bị bệnh võng mạc đái tháo đường ở đối tượng bệnh nhân phụ thuộc insuline (tức là người bệnh từ 10 cho đến 20 tuổi) lại cao hơn đối tượng bị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insuline.

Các giai đoạn bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn võng mạc nền: Giai đoạn này xảy ra các tổn thương xuất huyệt nhẹ, phình mao mạch ở võng mạc, phù võng mạc, ứ đọng chất tiết ở trong võng mạc. Người bệnh sẽ cảm nhận được sự bất thường của thị giác như thấy điểm đen, màu sắc có cảm giác bị thay đổi.
  • Giai đoạn bệnh hoàng điểm do tiểu đường: Hoàng điểm chính là vị trí tập trung thị lực cao nhất của mắt nhưng khi bị võng mạc tiểu đường thì sẽ bị phù, thậm chí có thể tạo thành nang, kèm theo đó là tình trạng tổn thương do bị thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ.
  • Giai đoạn võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh: Võng mạc được cung cấp máu bất thường gây ra tình trạng tổn thương thiếu máu cục bộ, võng mạc bị phù, xuất tiết, xuất huyết…
  • Giai đoạn võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh: Xuất huyết diễn ra nhiều lần, liên tục, xảy ra tình trạng dịch kích võng mạc bị co kéo, tổ chức hóa, võng mạc bị tổn thương nặng nề, bị rách, bong võng mạc gây mù lòa, đau nhức vùng mắt kéo dài, gây bệnh glôcôm tân mạch vô cùng khó điều trị.

Triệu chứng bệnh võng mạc do tiểu đường

Do là một bệnh lý ở mắt nên trên biểu hiện lâm sàng rất khó để thể hiện rõ triệu chứng của bệnh. Đa phần mọi bệnh nhân đều đến khám chuyên khoa sau khi cảm thấy tầm nhìn và khả năng thị lực của  mình bị giảm đi, nhìn vật mờ hơn so với bình thường. Tuy nhiên, khi đó có lẽ bệnh đã có tiến triển được một thời gian, điều trị sẽ khó khăn hơn.

Phù và xuất huyết nhẹ

Ở một diễn biến sớm của bệnh lý này, triệu chứng phù và xuất huyết nhẹ là những triệu chứng sẽ gặp, nhưng cũng khá khó khăn cho người bệnh khi phát hiện những triệu chứng này.

Mắt hơi mờ

Mà những lúc như thế này, người bệnh sẽ cảm thấy mắt hơi mờ nhưng chưa tới mức giảm thị lực, xuất hiện các điểm đen không thường xuyên trên mắt, màu sắc có sự thay đổi so với bình thường,….

Người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được các bác sĩ theo dõi và đưa ra lời giải thích hướng dẫn tự theo dõi bệnh.

Cảm giác đau, nhói và nhức ở mắt

Trong số hậu quả của bệnh võng mạc tiểu đường, có một căn bệnh được gọi là glôcôm, là một bệnh lý phát sinh trong giai đoạn tăng sinh của bệnh võng mạc đái tháo đường. Bệnh lý gây ra cảm giác đau, nhói và nhức ở mắt trong thời gian rất dài và có tính chất lập lại. Bệnh lý này được đánh giá là bệnh lý rất khó điều trị.

Triệu chứng bệnh võng mạc do tiểu đường 

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc tiểu đường

Nguyên nhân gây nên bệnh lý võng mạc tiểu đường chính là xuất phát từ hệ lụy của bệnh lý đái tháo đường với các tổn thương nghiêm trọng ở mạch máu, cụ thể:

Bệnh lý đái tháo đường tác động và làm tổn thương toàn bộ các mạch máu trong cơ thể, trong đó biểu hiện rõ nhất và có tác động nhiều  nhất chính là các vi mạch máu.

Mắt, cơ quan thị giác quan trọng của con người, một khi các vi mạch trên võng mạc bị tác động và phá hủy sẽ tạo nên các xuất huyết, lượng huyết này làm tăng tính thoát thành mạch và khiến cho võng mạc có hiện tượng phù nề.  Khi đó, cơ chế võng mạc sẽ thiếu nguồn máu nuôi, cơ thể tiếp tục tái tạo những mao mạch mới nhằm cung cấp đủ máu cho võng mạc. Tuy nhiên, các mao  mạch mới lại khá nhỏ và mỏng manh nên chuyện bị vỡ là điều dễ thấy.

Lúc này, lượng huyết xuất ra tạo thành hiện tượng  xuất huyết dịch kính gây co kéo bóng võng mạc. Cứ như thế, tác động của xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến cả hoàng điểm, nơi tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh chính để đưa thông tin về não sẽ bị ảnh hưởng và mức độ nặng sẽ gây mù lòa.

Bệnh võng mạc do tiểu đường có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh võng mạc đái tháo đường thông thường được cho là ở mức mù lòa là cao nhất, không gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, mù lòa chính là một kết quả không ai chấp nhận được. Điều này không chỉ gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý  người bệnh.

Chính vì vậy, việc tự bảo vệ và phòng chống sự tổn thương lên võng mạc là vô cùng cần thiết. Người bệnh đái tháo đường cần phải thường xuyên đến khám các chuyên khoa mắt định kỳ và bất cứ khi nào cảm thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện nhiều. Kèm với đó là luôn phải kiểm soát lượng đường huyết của bản thân để tránh các hậu quả xấu không mong muốn.

Bệnh võng mạc do tiểu đường có nguy hiểm không

Điều trị bệnh võng mạc do tiểu đường

Điều trị bệnh võng mạc do tiểu đường tùy theo từng giai đoạn và thể trạng của người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó có 3 phương pháp chính được sử dụng bao gồm: Điều trị bằng laser quang đông võng mạc, tiêm thuốc chống phù nề võng mạc và phẫu thuật ngoại khoa.

Điều trị bằng laser quang đông võng mạc

Đây là phương pháp điều trị xuyên suốt và cơ bản nhất để khắc phục tình trạng võng mạc bị tổn thương do tiểu đường.

Cơ chế chính của phương pháp chiếu laser lên võng mạc bị tổn thương đó chính là làm tiêu biến các vùng tổn thương, ngăn chặn tình trạng phát sinh tân mạch, chữa phù nề võng mạc, hoàng điểm.

Tuy nhiên, việc kiểm soát các chùm tia laser hay laser đơn nốt đều có những khó khăn nhất đinh. Đôi khi còn gây ra những vết sẹo và thương tổn khác không cần thiết hoặc gây đau đớn cho người bệnh do thời gian chữa trị lâu.

Do đó, hiện nay có một kỹ thuật laser chữa trị mới dành cho người bệnh võng mạc tiểu đường chính là chùm laser quang đông pascal. Đây là một thiết bị laser quang đông tiên tiến cải biến nhiều nhược điểm các loại chùm laser trước mà vẫn đảm bảo độ hiệu quả khi chữa trị.

Tiêm thuốc chống phù nề võng mạc

Trước, trong và cả sau quá trình điều trị bằng laser, việc kết hợp với thuốc chống phù nề hoàng điểm (Triamcinolon), thuốc nội nhãn tác dụng điều  trị tình trạng tân mạch võng mạc (Avastin, Lucentis),…. Được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa theo từng giai đoạn cụ thể của người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa

Cuối cùng, phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định để làm sạch buồng kính, loại bỏ máu, phục hồi tình trạng cho võng mạc phù nề. Tuy nhiên, khả năng hồi phục khá khó nói.  Đa phần đến giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ mù lòa là khá cao.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến bệnh võng mạc tiểu đường. Một bệnh lý với các triệu chứng báo trước không rõ ràng và hậu quả vô cùng lớn nếu điều trị không tốt. Do đó, hãy luôn quan tâm đến sức khỏe bản thân mình, đặc biệt đối với người đang mang  trong mình căn bệnh đái tháo đường. Hãy thăm khám thường xuyên để  bảo vệ chính bản thân mình.

> Tìm hiểu thêm:

  • Kháng insulin là gì? Dấu hiệu nhận biết, có nguy hiểm không?
  • Carbohydrate là gì? Chuyển hóa và rối loạn carbohydrate

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *