Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là phương pháp dân gian đang nhận được nhiều sự quan tâm trong khoảng thời gian gần đây. Có không ít bệnh nhân đánh giá cao cách điều trị sử dụng thảo dược này bởi những tác dụng tích cực mà nó đem lại. Bạn đọc quan tâm hãy cùng khám phá 4 bài thuốc từ tỏi tốt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính:
Tỏi chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả?
Tỏi từ lâu đã được người dân Việt Nam sử dụng như một loại thực phẩm cũng như dược liệu sở hữu nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, thành phần hóa học chính trong tỏi là tinh dầu, vitamin A, C, B1, B12 cùng các hoạt chất chống viêm như allicin, axit nicotinic,… Những chất này đều có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, diệt trừ vi khuẩn và nấm men gây hại. Nếu sử dụng tỏi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, nguy cơ mỡ máu, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư đều suy giảm hẳn.
Đối với y học cổ truyền, củ tỏi còn được biết đến với tên gọi là Đại Toán hoặc Hồ. Đại Toán được nhận định là có vị cay, tính nóng, quy kinh tỳ, vị, phế. Tác dụng chính của loại dược liệu này là tiêu tích hành khí, giải độc, tiêu viêm và sát trùng. Chính vì vậy, tỏi được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, ví dụ như rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện, đại tiện không thông, bệnh trĩ, mỡ máu cao, ung nhọt ngoài da,….
Tỏi có tác dụng trị bệnh trĩ cụ thể như sau:
- Giảm sưng viêm, ngứa rát hậu môn
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại vi khuẩn và ức chế vi khuẩn ở búi trĩ
- Hỗ trợ gia cố thành mạch, ngăn chặn việc hình thành các búi trĩ, làm lành da vùng hậu môn nhanh hơn, bảo vệ thành hậu môn và loại bỏ được những gốc tự do không tốt cho cơ thể
- Làm giảm được lượng máu đi đến búi trĩ, giảm huyết áp, thu nhỏ búi trĩ
Như vậy có thể khẳng định rằng, tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả nhưng cho tác dụng từ từ. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian nhất định mới đem lại hiệu quả. Đồng thời, cách chữa này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, giảm được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Người bệnh trĩ muốn sử dụng tỏi trong việc điều trị có thể tham khảo một số cách sau đây:
Rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Nhiều người không còn lạ lẫm với cách ngâm rượu tỏi để dùng bồi bổ sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, lại không có nhiều người biết rằng loại rượu này còn có thể dùng để chữa trĩ. Theo đó, rượu tỏi chống viêm rất mạnh, giúp cải thiện tình trạng sưng tĩnh mạch, diệt khuẩn và cầm máu hiệu quả.
Nguyên liệu: 20 tép tỏi tươi, 300ml rượu trắng nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi bóc sạch vỏ, rửa qua với nước lạnh rồi để ráo.
- Cho toàn bộ tỏi đã chuẩn bị vào trong bình, đổ rượu ngập tỏi rồi đậy kín lại. Người bệnh nên sử dụng bình ngâm có chất liệu thủy tinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Bình rượu tỏi nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng gió và có nhiệt độ khoảng 27 độ C. rượu tỏi ngâm trong khoảng 2 đến 4 tuần lễ là có thể dùng được.
Người bệnh có hai cách sử dụng rượu tỏi sau đây:
- Cách 1: Dùng uống trực tiếp, mỗi lần khoảng 5 đến 10ml. Rượu tỏi dễ gây cồn rượu, vì vậy người bệnh nên uống sau khi ăn no, ngày 1 lần.
- Cách 2: Vệ sinh búi trĩ sạch sẽ bằng xà phòng. Dùng tăm thấm lấy một ít dung dịch rượu tỏi rồi bôi lên. Mỗi ngày, người bệnh có thể dùng từ 1 đến 2 lần.
Tỏi nướng hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ hiệu quả
Nhiều người cho rằng sau khi nướng thì tỏi sẽ mất đi dược tính vốn có nhưng thực tế thì không phải vậy. Dưới tác động của nhiệt lượng, tinh dầu cay nóng sẽ được tiêu giảm bớt, nhờ vậy mà khi người bệnh đắp thuốc sẽ tránh được hiện tượng kích ứng ngoài da.
Nguyên liệu: 1 đến 2 củ tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Củ tỏi để nguyên vỏ cho vào lò nướng hoặc bếp lò để chế biến sơ trong khoảng 10 đến 20 giây là được. Người bệnh chú ý thấy phần vỏ bên ngoài chuyển nâu vàng thì lây tỏi ra ngoài.
- Bóc lấy phần thịt tỏi bên trong, cho vào cối giã nát. Phần tỏi đã chuẩn bị cho vào một tấm vải xô rồi đem đắp lên trên búi trĩ ngoại.
- Thời gian đắp thuốc kéo dài khoảng nửa tiếng, mỗi ngày sử dụng 1 lần là được.
>> XEM NGAY: 4 loại thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay
Dùng tỏi tươi trị trĩ
Nếu người bệnh không có quá nhiều thời gian chuẩn bị thì có thể sử dụng tỏi tươi theo 3 cách điều chế đơn giản sau đây:
Cách 1: Ăn tỏi sống
Đây là cách đơn giản nhất dành cho người bệnh. người bệnh chỉ cần ăn 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày hoặc có thể thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày qua việc dùng tỏi chế biến món ăn, cho vào nước chấm…
Cách 2: Tỏi tươi cùng dầu dừa
Nguyên liệu: 5 tép tỏi, 1 thìa cà phê dầu dừa.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi bóc vỏ, đem giã nhuyễn rồi đổ thêm dầu dừa vào trong.
- Ngâm tỏi trong dầu dừa khoảng 20 phút thì dùng nó đắp lên búi trĩ ngoại. Thời gian đắp thuốc khoảng 30 phút, người bệnh nên sử dụng biện pháp này từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Cách 3: Tỏi tươi kết hợp hoàng liên
Nguyên liệu: Tỏi tươi và hoàng liên mỗi loại 30g.
Cách thực hiện:
- Bắc một cái chảo lên trên bếp lửa, chờ chảo nóng thì cho tỏi và cả hoàng liên vào sao vàng.
- Xay hai nguyên liệu đã sao vàng, cho thêm vào 4 thìa cà phê dầu dừa rồi vo thành các viên hoàn đường kính 5mm.
- Người bệnh dùng viên hoàn uống hàng ngày, mỗi lần 2 viên. Đối với trĩ ngoại, bệnh nhân có thể gia tăng lượng dầu dừa để tạo hỗn hợp sệt mịn rồi dùng như thuốc bôi ngoài.
Bài thuốc từ nước tỏi
Người bệnh cũng có thể dùng nước tỏi để cải thiện các triệu chứng trĩ ngoại, trĩ nội khó chịu theo cách dưới đây:
Nguyên liệu: 1 củ tỏi.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ ngoài, cho vào máy xay sinh tố và nghiền nhuyễn.
- Dùng vải xô để lọc lấy phần nước cốt tỏi. Pha loãng nước cốt tỏi với 1lit nước đun sôi để nguội.
- Người bệnh dùng nước tỏi đã chuẩn bị uống trong ngày, nên chia thành nhiều lần sử dụng để tránh gây kích thích cho hệ thống tiêu hóa cũng như bàng quang.
- Phần bã tỏi còn lại, người bệnh có thể trộn với dầu oliu rồi đắp lên búi trĩ ngoại, mỗi ngày một lần.
Lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ
Người bệnh cần chú ý những điều sau khi sử dụng tỏi để trị bệnh:
- Sử dụng với liều lượng hợp lý, tránh lạm dụng, nhất là với cách đắp tỏi vì tỏi có tính nóng có thể làm phồng rộp da
- Bị mẫn cảm với thành phần nào đó của tỏi thì không nên áp dụng cách này
- Trước khi áp dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị
- ..
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có thể đem đến cho bệnh nhân nhiều hiệu quả cải thiện tích cực. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thích hợp sử dụng biện pháp này. Lời khuyên tốt nhất là người bệnh nên trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe cũng như liệu trình điều trị bằng thuốc đang áp dụng.
Ngoài chữa trị, người bị bệnh trĩ cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm nên ăn, cần tránh trong bài viết: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì và nên ăn hoa quả gì?
Bài viết được chỉnh sửa ngày 11 Tháng Tư, 2021