Caffeine là gì? Tác dụng, uống nhiều có tốt không?

Có rất nhiều người đang sử dụng caffeine mỗi ngày để duy trì sự tỉnh táo. Tuy nhiên, liệu caffeine có lợi hay gây hại với sức khỏe và có nên uống nhiều loại thức uống này không? Tất cả các thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết!

Caffeine là gì?

Caffeine khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó là một trong những chất kích thích từ tự nhiên và được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong hơn 60 loài cây như: cà phê, lá trà, cacao… Hàm lượng caffeine trong mỗi loại thực phẩm là khác nhau, phụ thuộc vào cách chế biến và loại lá được sử dụng.

Caffeine hoạt động với cơ chế kích thích não bộ và hệ thần kinh trung ương để tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, ngăn ngừa mệt mỏi. Loại chất này cũng được thêm vào các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn trong một số trường hợp.

Ngày ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn caffeine để tăng cường sự tập trung và tỉnh táo. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thức uống này, bạn cần hiểu rõ cơ chế tác động cũng như liều lượng không gây hại.

Caffeine

Cơ chế hoạt động của caffeine

Sau quá trình cơ thể chúng ta dung nạp các đồ uống và đồ ăn chứa caffeine, loại chất này nhanh chóng hấp thụ qua đường ruột và vào máu. Sau đó, caffeine đến gan và thành các hợp chất tác động đến nhiều cơ quan trong đó có não bộ.

Cafein có thể gây ra sự kích thích và hưng phấn đồng thời kéo dài thời gian cơ thể  tỉnh táo cho não bộ bằng cách cản hoạt động của hoạt chất Adenosine và chức năng của Phosphodiesterase. Trong đó:

Ngăn cản hoạt động của Adenosine

Adenosine là hoạt chất nucleoside nội sinh có thể tìm thấy trong tất cả tế bào cơ thể khi chúng ta hoạt động. Chúng có cấu trúc khoa học là 6-amino-9-beta-D-ribofuranosyl-9-H-purine. Vai trò của Adenosine là tham gia cấu thành nên ATP (chất được cơ thể dùng để tăng năng lượng và sinh tổng hợp ở gan).

Khi nồng độ Adenosine đủ một lượng nhất định, nó sẽ tự gắn với các thụ thể để làm cho hệ thần kinh của cơ thể phát đi tín hiệu cần nghỉ ngơi, lúc này cơ thể sẽ buồn ngủ và mệt mỏi. Trong khi đó, cafein có cấu trúc phân tử khá tương đồng với Adenosine, vì vậy các thành phần trong caffeine sẽ cạnh tranh với hoạt chất Adenosine khi liên kết thụ thể đặc hiệu. Lúc này, hệ thần kinh sẽ chỉ đạo cơ thể làm việc tiếp thay vì tín hiệu nghỉ ngơi.

Ngăn chặn chức năng Phosphodiesterase

Phosphodiesterase có tác dụng phân giải chất truyền tin thứ cấp cAMP đến não bộ, ảnh hưởng đến tín hiệu hưng phấn adrenalin. Khi dung nạp cafein trong cơ thể, Phosphodiesterase sẽ bị ngăn chặn trong việc phân giải cAMP, vì vậy tín hiệu hưng phấn được kéo dài hơn. Điều này khiến não bộ tăng lượng lớn tế bào đáp ứng với tín hiệu adrenalin, tăng cường sự hưng phấn khiến chúng ta tỉnh táo hơn.

Caffeine thường có khả năng phát huy nhanh công dụng. Do đó, khi uống sản phẩm chứa caffeine, con người chỉ mất tối đa 1 tiếng đã cảm nhận các tác động của chúng.

Cơ chế hoạt động của caffeine

Tác dụng của caffeine

Caffeine không chỉ là chất tác động tới hệ thần kinh mà nó còn có tác động đến các hoạt động cơ thể con người, ví dụ như:

Tác động não bộ và cải thiện tâm trạng

Caffeine giúp ngăn chặn phân tử Adenosine, đồng thời lại gia tăng Norepinephrine và Dopamine. Do đó não bộ và tâm trạng sẽ thay đổi khi chúng ta uống caffeine. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, caffeine giúp con người tỉnh táo và thoải mái hơn. Trong nhiều trường hợp, nó còn giúp giảm nguy cơ trầm cảm và tự tử.

Ngoài ra, caffeine cũng giúp phòng ngừa mắc bệnh liên quan đến não như Parkinson và Alzheimer. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, caffeine chỉ có tác dụng với một lượng nhất định. Vì vậy, dù bạn dung nạp thêm nhiều caffeine ngay trong thời gian ngắn cũng không mang lại lợi ích gì nữa.

Hỗ trợ cơ thể trao đổi chất, giúp đốt cháy chất béo

Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó làm tăng 11% quá trình trao đổi chất và 13% quá trình đốt cháy chất béo. Theo các nghiên cứu khoa học, tiêu thụ khoảng 300mg caffeine có thể giúp đốt cháy 79 calo.

Giúp tăng cường khả năng chịu đựng

Caffeine giúp tăng tiêu thụ chất béo thành nhiên liệu và kéo dài thời gian glucose lưu trữ trong cơ thể. Từ đó, nó giúp tăng thời gian hoạt động của cơ bắp. Đồng thời, caffeine cũng được đánh giá tốt trong việc giảm thời gian mệt mỏi của cơ thể. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bổ sung 5mg caffeine/kg giúp cải thiện sức bền cơ bắp tới 5%.

Chống lại bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống cafein giúp giảm nguy cơ mắc cơ thể các bệnh về tim mạch khá tốt. Caffeine giúp bảo vệ sức đề kháng cơ thể và chống lại nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường.

Tác dụng của caffeine

Một số lợi ích khác

  • Bảo vệ gan: Các loại thực phẩm hoặc nước uống chứa caffeine có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương gan lên tới 84%. Đồng thời nó giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cũng như cải thiện trong việc điều trị khá tốt.
  • Tăng cường tuổi thọ: Uống nhiều caffeine giúp giảm 30% nguy cơ đột quỵ và tử vong. Đồng thời, caffeine có thể hỗ trợ tăng tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường nhẹ.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Caffeine có thể giúp giảm nguy cơ ung thư gan tới 64% và 30% nguy cơ ung thư trực tràng.
  • có thể giảm tới 64% nguy cơ ung thư gan và trực tràng.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh gút: Caffeine được chứng minh trong việc phòng ngừa cơ thể khỏi bệnh gút khá tốt.
  • Tăng cường lợi khuẩn đường ruột: Caffeine giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột khá tốt.

Các loại đồ uống có caffein

Caffeine có trong các thành phần tự nhiên như hạt, lá, quả của một số loại cây. Các loại nguyên liệu tự nhiên này sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành các loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine. Trong đó, hàm lượng caffeine của các loại đồ uống là khác nhau trong cùng một dung tích 240ml, ví dụ như:

  • Espresso: Có tới 240-720 mg caffeine.
  • Cà phê: Chứa 102-200 mg caffeine.
  • Trà: Khoảng 65-130 mg caffeine.
  • Nước tăng lực: Tùy từng loại sẽ có chứa khoảng 30-160 mg caffeine.
  • Nước giải khát các loại: Có thể chứa 20-40 mg caffeine.
  • Cà phê khử caffeine: Chứa khoảng 3-12 mg caffeine.
  • Ca cao: Có chứa 2-7 mg caffeine.
  • Sô cô la: Chứa khoảng 2-7 mg caffeine.

Ngoài ra, còn rất nhiều loại đồ uống có chứa caffeine khác. Để biết hàm lượng caffeine của sản phẩm là bao nhiêu, bạn cần tham khảo thông tin trên bao bì sản phẩm.

Các loại đồ uống có caffein

Uống nhiều caffein có tốt không?

Caffeine sẽ không gây hại cho sức khỏe với một ngưỡng nhất định. Theo khuyến cáo y học, một người trưởng thành chỉ nên uống tối đa 400mg caffeine mỗi ngày, tốt nhất nên dưới 100mg. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng quá liều caffeine.

Việc quá nhiều cafein có thể khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, loạn nhịp tim, co giật. Phụ nữ mang thai uống nhiều caffeine có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Ngoài ra, các triệu chứng quá liều caffeine còn ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như: Chóng mặt, mất ngủ, tiêu chảy, khó thở, ảo giác, nôn, tức ngực, hoang mang, nhịp tim không đều…

Caffeine có thể tăng cường sự tỉnh táo cho nhiều người nhưng lại không thích hợp với một số người không dung nạp được chất này. Vì vậy, nếu uống caffeine gây ra nhiều tác dụng phụ, bạn nên ngừng bổ sung loại chất này. Đồng thời khi có các dấu hiệu ngộ độc, khó chịu, triệu chứng nặng hơn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám bệnh!

Cách đào thải caffeine khi lỡ uống nhiều

Nếu lỡ tiêu thụ nhiều caffeine thì bạn có thể áp dụng một số cách đào thải sau để tránh xảy ra tác dụng phụ:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn đồ ăn, thực phẩm giàu magie, kali như rau có lá màu xanh, chuối… bởi caffeine uống quá nhiều sẽ làm nồng độ 2 chất này trong cơ thể bị suy giảm, gây ra hiện tượng run rẩy và dễ bị kích động
  • Tập một số động tác nhẹ nhàng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn
  • Nếu như xuất hiện các biểu hiện trầm trọng như khó tở, nôn mửa, đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, nhẫm lẫn… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc nhuận tràng để đào thải caffeine ra khỏi cơ thể

Caffeine nếu tiêu thụ một lượng hợp lý sẽ không gây hại cho cơ thể như chúng ta nghĩ. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung một lượng hợp lý đồ uống chứa caffeine chứ không nên lạm dụng quá nhiều.  Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!

>> Tìm hiểu:

  • Đồng hồ sinh học giấc ngủ của con người
  • Chứng ngủ rũ là gì? Tác hại và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *