Chứng ngủ rũ (narcolepsy) là gì? Tác hại và cách điều trị

Chứng ngủ rũ (narcolepsy) là một dạng của hiện tượng rối loạn giấc ngủ, chúng thường đi kèm theo nhiều triệu chứng điển hình như không tỉnh táo, buồn ngủ, thường xuyên ngủ gật vào ban ngày,… Tình trạng này nếu lặp lại thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều cản trở cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa kịp thời chứng bệnh ngủ rũ này? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời.

Chứng ngủ rũ là gì?

Bệnh lý ngủ rũ là một dạng điển hình của hiện tượng rối loạn thần kinh, chứng bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tỉnh táo và khả năng kiểm soát giấc ngủ của bạn. Đối tượng mắc phải tình trạng ngủ rũ thường bị rơi vào trạng thái buồn ngủ liên tục vào ban ngày, bất kể thời gian nào ngay cả khi đang làm việc và không thể kiểm soát dù đã thử nhiều biện pháp.

Bệnh được chia thành hai dạng chính là ngủ rũ không tê liệt nhất thời và ngủ rũ tê liệt nhất thời. Trên thực tế, ngủ rũ không được xem là một chứng bệnh quá phổ biến, chúng thường xuất hiện nhiều ở đối tượng có độ tuổi trong khoảng 10 – 25 tuổi.

Chứng ngủ rũ

Triệu chứng ngủ rũ

  • Buồn ngủ vào ban ngày: Người bị bệnh có thể ngủ vào bất kỳ lúc nào, ở mọi nơi và không thể biết trước. Tình trạng này gây nên nhiều rắc rối, khiến người bệnh mất khả năng tập trung trong công việc, giảm năng suất và hiệu quả.
  • Mất trương lực cơ đột ngột: Dấu hiệu này được đánh giá bằng việc người bệnh bị nói lắp sau đó yếu hoàn toàn cơ, thể chất bị thay đổi, có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút tùy từng cơ địa. Bên cạnh đó, mất trương lực có khiến bạn khó điều khiển cảm xúc, có khi giận dữ, cười đùa quá mức, đôi khi lại sợ hãi hay bất ngờ.
  • Ảo giác: Ảo giác xảy ra ngay cả lúc bệnh nhân ngủ hoặc thức, các giấc mơ thường rất giồng như thật, như bạn đã được trải qua.
  • Bóng đè: Hiện tượng này xảy ra vào lúc bạn đã chìm vào giấc ngủ, mắt có chuyển động mạnh mẽ, có thể nói mớ.

Nguyên nhân hội chứng ngủ rũ

Theo các chuyên gia, họ cho rằng tình trạng ngủ rũ thường do trạng thái mất cân bằng của não bộ gây nên. Đa phần các trường hợp mắc bệnh là bởi chất dẫn truyền xung thần kinh thúc đẩy tỉnh táo là hypocretin bị hạ thấp. Một vài trường hợp khác là do yếu tố di truyền, khiếm khuyết gen gây ra sự ngăn cản quá trình sản xuất hypocretin.

Rất hiếm trường hợp mắc ngủ rũ là do các tai nạn, chấn thương não bộ, sự chèn ép của các khối u hoặc các bệnh lý khác xảy ra tại não. Bên cạnh đó, nhiễm độc tố, nhiễm trùng, nội tiết tố thay đổi, căng thẳng, stress hay thay đổi đồng hồ sinh học cũng có thể là nguyên nhân của căn bệnh ngủ rũ này.

Nguyên nhân hội chứng ngủ rũ

Tác hại của chứng ngủ rũ

Ngủ rũ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Một số tác hại điển hình có thể kể đến như:

  • Gây hiểu lầm: Người bị chứng ngủ rũ sẽ có thể bị người ngoài hiểu lầm rằng họ lười biếng, không tập trung trong công việc, nhân cách không tốt, không tôn trọng người xung quanh.
  • Ảnh hưởng tới công việc và các mối quan hệ: Ngủ nhiều rất có nguy cơ làm giảm ham muốn chuyện tình dục, hoặc cảm xúc thay đổi bất chợt có thể khiến bạn khó kiểm soát, ảnh hưởng tới các mối quan hệ.
  • Ảnh hưởng xấu tới thể chất: Các cơn ngủ diễn ra liên tục khi bạn đang hoạt động hoặc làm việc có thể dẫn tới các thương tổn như tai nạn, đứt tay,…
  • Tăng trọng lượng cơ thể: Người mắc ngủ rũ thường hay có xu hướng bị tăng cân, thừa cân, thừa chất dinh dưỡng có thể do ăn nhiều nhưng không hoạt động, việc dùng thuốc,…

Chẩn đoán chứng ngủ rũ

Tình trạng ngủ rũ của người bệnh có thể được chẩn đoán dựa vào những yếu tố chính như sau:

  • Tiền sử bệnh lý: Yếu tố ngày cần sự phối hợp chặt chẽ của người bệnh. Mức độ buồn ngủ, lịch sử của từng giấc ngủ,… càng chi tiết thì việc đánh giá của bác sĩ càng trở nên chính xác.
  • Nhật ký giấc ngủ: Trước khi đưa ra nhận định, bệnh nhân sẽ được phát một quyển số nhằm mục đích ghi chép lại tất cả những giấc ngủ của mình trong vòng ít nhất từ 1 – 2 tuần gần đây. Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu đeo thiết bị thông minh actigraph giống như một chiếc đồng hồ với công dụng ghi lại biểu đồ giấc ngủ, đánh giá mức độ liên quan với sự tỉnh táo là bao nhiêu.
  • Các nghiên cứu sâu về giấc ngủ: Để xác định tính chính xác của tín hiệu khi ngủ, bạn có thể sử dụng điện cực đặt trên da đầu và theo dõi chúng. Phương pháp trên chỉ được áp dụng tại bệnh viện điều trị.
  • Điều tra về độ trễ của giấc ngủ: Mỗi bệnh nhân sẽ được ghi lại  khoảng cách của tất cả những giấc ngủ thiếp diễn ra trong một ngày. Cùng với đó, các bác sĩ sẽ tiến hành triển khai mô hình giấc ngủ, đối với người bị chứng ngủ rũ thì rơi vào giấc ngủ nhanh và mắt chuyển động liên tục hơn.

Sau khi được chẩn đoán kỹ lưỡng, bạn sẽ được bác sĩ xây dựng một phác đồ điều trị riêng biệt, phù hợp với đặc điểm và thể trạng bệnh của bản thân.

Chẩn đoán chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ có chữa được không?

Các chuyên gia hàng đầu cho biết, hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị được chứng ngủ rũ cũng như chưa thể chữa khỏi hoàn toàn được. Những biện pháp điều trị chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng.

Điều trị chứng ngủ rũ

Dựa vào biểu hiện thực tế mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Những loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng ngủ rũ gồm:

  • Nhóm thuốc có tác dụng kích thích thần kinh, chẳng hạn như thuốc modafinil, dextroamphetamine… Tác dụng phụ có thể xảy ra: Khó ngủ vào ban đêm.
  • Nhóm thuốc có tác dụng chống trầm cảm, tiêu biểu như thuốc Effexor XR, imipramin…
  • Thuốc uống Xyrem (sodium oxybate)

Người bệnh khi sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn, sử dụng trong một thời gian quy định, không bỏ giữa chừng để thuốc có thể phát huy hết các công dụng. Việc điều chỉnh liều lượng chỉ được tiến hành khi bác sĩ cho phép.

Đặc biệt, người bệnh không tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác trong quá trình điều trị, điều này có thể gây ra phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Trường hợp có những thay đổi hoặc dấu hiệu bất thường, người bị mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch cần hỏi chuyên gia về hướng điều trị phù hợp nhất.

Phòng ngừa chứng ngủ rũ

Để ngăn ngừa và kiểm soát chứng bệnh ngủ rũ, bạn cần xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, nghiêm túc thực hiện theo những lời khuyên cụ thể dưới đây.

  • Thực hiện mọi hoạt động hàng ngày theo thời gian biểu đã được đề ra, bao gồm cả việc cụ thể thời gian thức giấc và đi ngủ, không vì những tác động bên ngoài mà ảnh hưởng quá nhiều đến công việc.
  • Bạn nên có những giấc ngủ ngắn hay còn gọi là nghỉ ngơi vào khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Bởi cơ thể chỉ cần 15 – 20 phút chợp mắt trong thời điểm đó là đã giúp bản thân được thư giãn rất nhiều, hạn chế được cảm giác buồn ngủ thường xuyên.
  • Rượu bia, thuốc lá, cà phê,… là các chất kích thích mà bạn nên hạn chế sử dụng. Vì những hợp chất trên có khả năng làm tăng hoạt động của hệ thống dây thần kinh, đặc biệt là nếu dùng vào buổi tối rất có thể khiến cho mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.
  • Thường xuyên tập các bài thể dục hoặc các động tác yoga trước khi đi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng nhằm thư giãn cơ bắp, gân cốt và giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc, tránh tình trạng mệt mỏi vào ban ngày.

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đề cập ở trên đã phần nào giúp bạn đọc nắm bắt và hiểu rõ thêm về chứng ngủ rũ. Bên cạnh đó, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng nhằm đưa ra hướng điều trị có hiệu quả cao, lấy lại giấc ngủ tốt cho người bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

> Tìm hiểu:

Bài viết được chỉnh sửa ngày 10 Tháng Tư, 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *