Đau bụng dưới rốn kèm đau lưng là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Các cơn đau này dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau khi tới tháng, do kinh nguyệt gây ra. Vậy còn những bệnh lý nào có thể gây ra triệu chứng này? Hãy tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Đau bụng dưới rốn kèm đau lưng là dấu hiệu bệnh gì?
Đau bụng dưới rốn kèm đau lưng là khi cơ thể bạn xuất hiện các cơn đau âm ỉ, đôi khi đau nhói ở vùng bụng dưới rốn. Các cơn đau này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới.
Lý do thường thấy nhất là khi đến tháng, sư co bóp liên tục của tử cung để đẩy dịch ra ngoài sẽ gây ra các cơn đau. Khi này chị em còn cảm thấy đau lưng, mỏi lưng. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, sẽ thuyên giảm dần khi lượng dịch ở tử cung ít đi. Ở một số chị em, có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời khi các cơn đau dữ dội, tần suất dày.
Bên cạnh lý do này, ít ai biết rằng đau bụng dưới rốn kèm đau lưng còn có liên quan đến một số bệnh lý nhất định như:
Sỏi thận
Sỏi được cấu thành từ muối, khoáng chất có trong nước tiểu. Khi thận có sỏi, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau, tức tại vùng bụng dưới kèm theo đau vùng thắt lưng.
Bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm âm đạo rất phổ biến và gặp phải ở hầu hết các chị em. Tuy nhiên chỉ khi ngứa ngáy, khó chịu các chị em mới đi khám và phát hiện ra bệnh lý này. Thường các cơn đau âm ỉ, đôi khi tức bụng ở phần bụng dưới dễ dàng bị bỏ qua. Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn, cần điều trị lâu dài, gây ra một số biến chứng như polyp, lộ tuyến cổ tử cung….Với trường hợp bị viêm nhiễm âm đạo nặng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Mang thai ngoài tử cung
Một trong những bệnh lý nguy hiểm cũng dẫn tới đau lưng dưới rốn kèm đau lưng đó là mang thai ngoài tử cung.
Bạn sẽ cảm thấy các cơn đau lưng, đau bụng dưới âm ỉ. Lý do là lúc này vòi trứng bị co giãn lớn hơn mức cho phép, gây ra các cơn đau từng cơn, đôi khi đau nhói ở vùng bụng.
Viêm cổ tử cung
Nguyên nhân dẫn tới viêm tử cung thường thấy là nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Dấu hiệu dễ nhận biết căn bệnh này là các cơn đau tức bụng dưới ở nữ giới.
Viêm chậu
Bệnh lý này gặp nhiều hơn ở phụ nữ đã có con và trải qua quá trình sinh nở. Đặc biệt, nữ giới đã từng sử dụng biện pháp tránh thai là đặt vòng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đi kèm theo đau bụng là choáng váng, dịch âm đạo nhiều và có mùi..
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng cũng là căn bệnh phổ biến mà các chị em hay mắc phải. Các cơn đau bụng có xu hướng lan dần xuống hai bên đùi.
Ngoài các bệnh chính nêu trên, đau bụng dưới rốn kèm đau lưng còn có thể là do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang….
>> Có thể bạn quan tâm: Đau lưng mỏi gối tê tay nguyên nhân và cách điều trị
Nếu các cơn đau xuất hiện vào những ngày đèn đỏ thì bạn đọc hoàn toàn có thể yên tâm, không cần quá lo lắng vì các cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần và tự biến mất. Tuy nhiên nếu các cơn đau dưới vùng bụng kéo dài lâu ngày, tái phát nhiều lần thì cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tâm lý chủ quan sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chính bạn.
Cách phòng ngừa đau bụng dưới rốn kèm đau lưng
Để phòng ngừa căn bệnh này cũng như giúp giảm đau tức thời ngay tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp giúp hạn chế triệu chứng đau bụng dưới rốn kèm đau lưng như:
Chườm nước ấm
Hãy cho nước ấm vào chai hoặc nhúng ướt khăn, chườm hoặc đắp lên vùng bụng bị đau để giảm bớt các cơn đau vào ngày đèn đỏ. Nước ấm sẽ mang tới cho bạn cảm giác dễ chịu, làm dịu các cơn đau một cách hiệu quả.
Khi đến tháng, đừng quên thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Từ đó giúp hạn chế được các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Việc giữ vệ sinh vùng kín sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Có thể sử dụng thêm các dung dịch vệ sinh phụ nữ, thay đồ lót mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn có hại.
Ăn đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ ăn khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại được sự xâm nhập của các vi khuẩn. Từ đó bảo vệ bạn khỏi những bệnh lý như viêm nhiễm.
Khám định kỳ
Ở Việt Nam, tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần vẫn còn ít được thực hiện. Hầu hết mọi người đều chủ quan, lơ là với việc khám định kỳ. Việc khám định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh.
Tăng cường vận động
Với công việc văn phòng và các công việc ít vận động, bạn đọc nên tăng cường đi lại nhẹ nhàng sau một ngày làm việc. Tập các bài tập phù hợp với thể trạng bản thân để tăng sự dẻo dai, mang lại sự sảng khoái cho tinh thần, giảm stress.
Việc vận động thường xuyên cũng giúp giảm các cơn đau lưng, đau bụng một cách hiệu quả.
Quan hệ tình dục an toàn
Chăn, ga gối tại môi trường nhà nghỉ thường chứa nhiều vi khuẩn, bạn nên lựa chọn một môi trường an toàn để làm chuyện ấy. Từ đó giúp hình thành nên quan hệ tình dục an toàn, tránh được viêm nhiễm phụ khoa cho các chị em.
>> Tìm hiểu: Hít thở sâu bị đau lưng 10 nguyên nhân không ngờ
Phần lớn những người bị đau bụng dưới rốn kèm đau lưng là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi đến kỳ kinh nguyệt. Vậy nhưng trong một số trường hợp, đây cũng là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Dựa theo mức độ, tần suất đau mà bạn đọc nên đưa ra phán đoán kịp thời. Việc tìm được nguyên nhân sẽ giúp bạn đọc yên tâm và nếu cần chữa trị sẽ giúp hiệu quả điều trị tốt hơn khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sau. Chúc bạn đọc sức khỏe, hạnh phúc.