Gai cột sống là một bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là những người làm việc nặng, sinh hoạt hoặc làm việc sai tư thế, người cao tuổi… Việc hiểu rõ về gai cột sống sẽ giúp chúng ta có cách chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả.
Nội dung chính:
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một bệnh lý về xương khớp có sự xuất hiện của các phần gai xương mọc ra hai bên và phía ngoài cột sống. Các gai xương này là sự phát triển thêm ra của xương do cơ chế tự chữa lành khi cột sống gặp các vấn đề như: viêm khớp, chấn thương… dẫn tới lắng đọng canxi và hình thành gai xương.
Các gai xương này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên xương sống của cơ thể thể. Tuy nhiên, thông thường bệnh thường gặp nhất là gai cột sống lưng và gai cột sống cổ.
Bệnh gai cột sống nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khiến người bệnh thường xuyên đối mặt với các cơn đau vùng cổ, lưng, vai gáy… do chèn ép dây thần kinh. Cơn đau có thể tăng nhanh theo thời gian và làm hạn chế vận động cũng như ảnh hưởng đến những vùng lân cận.
Bệnh gai cột sống nếu để lâu càng khó khăn hơn trong việc điều trị. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh.
Triệu chứng gai cột sống
Các triệu chứng thường gặp của bệnh gai cột sống thường ở vùng cổ và lưng. Trong đó các triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:
Xuất hiện cơn đau buốt ở vùng lưng hoặc cổ
Ban đầu, người bệnh sẽ không thấy rõ các triệu chứng này. Về lâu dài, bệnh gai cột sống gây ra chứng xơ cứng vùng cổ, thường xuyên nhức mỏi ở cổ, vai, gáy, lưng… Càng về sau các cảm giác đau càng rõ ràng kèm theo buốt. Các cơn đau gai cột sống sẽ tăng lên khi người bệnh đi lại hoặc đứng lên đột ngột. Đau vùng cột sống giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.
Đau lan ra ở các chi
Khi người bệnh bị gai cột sống cổ nặng, các cơn đau do bệnh có thể lan tới vai gáy thậm chí đến hai tay. Khi người bệnh bị gai cột sống lưng nặng, cơn đau có thể lan rộng xuống hông và dọc đến hai chân.
Thường xuyên tê bì tay chân
Khi gặp tình trạng gai cột sống, các cơ xương khớp yếu dần đi do các dây thần kinh chịu tác động bởi sự chèn ép của gai xương. Vì vậy, người bệnh sẽ thường xuyên đối mặt với triệu chứng tê bì và mất cảm giác tay chân.
Các triệu chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh
Người bị gai cột sống thường có các triệu chứng dây thần kinh như: tụt huyết áp, mất cân bằng, chóng mặt, tăng tiết mồ hôi, khó thở…
Rối loạn kiểm soát tiểu tiện, đại tiện
Đây là những triệu chứng khi gai cột sống ở giai đoạn nặng. Lúc này, đường ống dẫn tủy của người bệnh bị thu hẹp khiến họ khó khăn khi kiểm soát việc đi đại tiện hay tiểu tiện.
Các triệu chứng khác
Cơ thể mệt mỏi, nóng sốt, sụt cân, khó vận động, mất ngủ…
Các triệu chứng bệnh gai cột sống ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Do đó, để nhận biết, người bệnh cần quan sát cơ thể, thực hiện các xét nghiệm y khoa như: Chụp X-quang, chụp MRI hay thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác để loại trừ nguyên nhân gây bệnh không liên quan đến xương khớp.
Nguyên nhân gai cột sống
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai cột sống là do sự thích ứng của xương cột sống trước những tổn thương hay các vấn đề xương khớp gây ra. Cụ thể, khi cột sống bị tổn thương như viêm, chấn thương… khiến cho chức năng của bộ phận này bị ảnh hưởng. Lúc này, cơ thể sẽ thích ứng bằng cơ chế mọc gai xương bao quanh xương sống để tự chữa lành. Tuy nhiên, khi quá trình này gây ra sự lắng đọng canxi và hình thành gai xương.
Đối tượng dễ bị gai cột sống
Bệnh gai xương có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
Người cao tuổi
Yếu tố tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Ở những người trung niên và cao tuổi, khi xương khớp xuất hiện tình trạng lão hóa, khả năng tự chữa lành khi gặp các chấn thương giảm dẫn đến nguy cơ hình thành gai xương cao hơn.
Người lao động nặng
Những người thường xuyên lao động nặng như: bốc vác vật nặng, vận động viên… thường rất dễ gây ra những tổn thương ở vùng cột sống dẫn tới hình thành gai xương.
Có thói quen làm việc/sinh hoạt sai tư thế
Những người thường xuyên làm trong môi trường ít vận động như: dân văn phòng, lái xe, công nhân may… không thường xuyên thay đổi tư thế dễ gây ra áp lực đến vùng cột sống dẫn tới hình thành gai xương. Ngoài ra, những người có thói quen sinh hoạt không tốt khi nằm ngủ, đi đứng… cũng dễ gây ra tổn thương vùng cột sống.
Có tiền sử chấn thương cột sống
Những người có tiền sử chấn thương vùng cột sống như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương do tập luyện… thường có nguy cơ bị gai cột sống cao hơn những người khác.
Mắc bệnh viêm cột sống mạn tính
Những người mắc bệnh viêm cột sống thường gặp tình trạng bất thường ở phần sụn của cột sống. Lúc này, cơ thể chúng ta sẽ tự điều chỉnh để khắc phục vấn đề trên và thường hình thành gai xương.
Có lối sống không khoa học
Gai cột sống còn thường có nguy cơ xảy ra cao hơn ở các đối tượng như: người thừa cân, hút thuốc lá, vận động mạnh, uống rượu bia và các chất kích thích khác…
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống khác nhau. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên xác định nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái phát.
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Gai cột sống không phải là bệnh đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, làm việc của người bệnh. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng như:
Tổn thương dây thần kinh tọa
Một trong những biến chứng nguy hiểm của gai cột sống là việc tổn thương dây thần kinh tọa. Bởi quá trình hình thành gai xương vùng lưng sẽ gây ra tình trạng chèn ép lên dây thần kinh tọa.
Tình trạng tổn thương dây thần kinh tọa sẽ gây ra các cơn đau nhức ở vùng: hông, mông, đùi, chân… Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển của người bệnh.
Trường hợp nặng, gai cột sống gây tổn thương dây thần kinh tọa có thể biến chứng thành teo cơ, rối loạn cảm giác và rối loạn tiểu tiện cản trở đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm
Khi các gai xương phát triển quá mức có thể ảnh hưởng đến phần đĩa đệm gây thoát vị hoặc rách bao xơ. Thoát vị đĩa đệm nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.
Đau dây thần kinh liên sườn
Gai cột sống gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn. Vì vậy, nếu để lâu dài bệnh có thể gây ra các cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ ở vùng cột sống. Tình trạng đau sẽ rất rõ ràng khi người bệnh hít sâu, thay đổi tư thế hoặc khi mang vác. Vì vậy, đây là một biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.
Mất cảm giác tứ chi
Khi bị gai cột sống kéo dài có thể khiến người bệnh bị tổn thương tứ chi gây ảnh hưởng đến hoạt động thậm chí bị liệt. Đây cũng là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gai cột sống.
Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Gai cột sống có chữa được không là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Giống như các bệnh lý về xương khớp khác thì gai cột sống khó có thể chữa khỏi dứt điểm.
Do đó, hầu hết các phương pháp điều trị gai cột sống đều giúp làm giảm triệu chứng bệnh và hạn chế sự phát triển của gai xương. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh sớm cũng như có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh sẽ có thể “chung sống hòa bình” với gai cột sống cũng như phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh gai cột sống khác nhau như: Sử dụng thuốc tây y, đông y, vật lý trị liệu kết hợp tập luyện… Do đó, để kiểm soát bệnh tốt nhất, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp.
Chữa gai cột sống hiệu quả mà lại rẻ
Chữa gai cột sống cần được thực hiện theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp các bài thuốc từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả với mức giá thành siêu rẻ sau:
Chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, vị cay giúp giảm đau và khắc phục các bệnh lý xương khớp khá tốt. Ngoài ra, trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất như: acid amin, adenin, flavonoid, choline… giúp chống lại quá trình oxy hóa hiệu quả.
Ngải cứu được dùng nhiều trong điều trị bệnh xương khớp
Người bệnh gai cột sống có thể dùng ngải cứu để chữa trị các triệu chứng bằng cách:
- Đắp lá ngải cứu: Lá ngải cứu rửa sạch, sao vàng cùng muối và dùng để chườm nóng lên vùng cột sống bị đau.
- Uống nước cốt ngải cứu và mật ong: Giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau nhức ở người bệnh gai cột sống. Người bệnh thực hiện bằng cách giã nát lá ngải cứu, chắt lấy nước cốt và pha mật ong để uống hàng ngày.
Rau dền gai chữa bệnh gai cột sống
Rau dền gai là một trong những bài thuốc dân gian được dùng để điều trị các vấn đề xương khớp như gai xương, thoái hóa, bổ sung canxi… Ngoài canxi, rau dền gai còn chứa nhiều hợp chất tốt cho xương khớp khác như: vitamin B6, B12, D3, Fe, Mg, K2…
Người bệnh có thể dùng loại cây này để trị bệnh gai cột sống bằng cách:
- Uống nước cốt cây rau dền gai: Chuẩn bị 100gr rau dền gai và 1 lít nước sạch. Người bệnh đun sôi nước và cho rau dền gai đã rửa sạch vào, để trong 15 phút. Người bị gai cột sống sử dụng bài thuốc này thay thế nước lọc hàng ngày.
- Đắp lá rau dền gai: Dùng lá rau dền gai giã nát và đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị gai. Người bệnh tiếp tục cố định lá đắp bằng băng gạc để tăng hiệu quả chữa trị bệnh.
Hạt đười ươi chữa gai cột sống
Hạt đười ươi có đặc tính chữa bệnh xương khớp khá tốt nhờ công dụng tiêu viêm, khu trừ phong thấp… Ngoài ra, hoạt chất bassorin trong loại hạt này còn giúp giảm đau nên rất tốt trong điều trị gai cột sống.
Người bệnh có thể dùng hạt đười ươi chữa bệnh gai cột sống bằng cách:
- Pha trà bằng hạt đười ươi: Sử dụng 5-6 hạt đười ươi khô đun sôi với 1000ml nước lọc và dùng để uống thay thế nước lọc.
- Hạt đười ươi kết hợp đường phèn: Sử dụng 4-5 hạt đười ươi khô, 2 viên đường phèn, 500ml nước lọc. Tiếp tục, người bệnh cho tất cả các hỗn hợp trên vào nồi đun sôi đến khi đường tan hết và uống hàng ngày.
Cây lá cẩm chữa gai cột sống
Cây lá cẩm có chứa hợp chất Anthocyanin giúp phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh lý xương khớp trong đó có gai cột sống. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc đắp từ loại lá này bằng cách giã nát lá cẩm cùng muối hạt. Tiếp tục, bạn sao vàng hỗn hợp trên và bọc lại vào khăn mỏng. Tiếp tục dùng khăn này chườm lên vùng cột sống bị đau.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh gai cột sống cũng như cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có phương hướng phòng ngừa và điều trị phù hợp. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Bài viết được chỉnh sửa ngày 12 Tháng Tư, 2021