Gây tê tủy sống có đau không? Tác dụng phụ có thể xảy ra

Gây tê tủy sống là một trong những kỹ thuật phổ biến trong y học hiện đại. Thường dùng với mục đích chính là ức chế cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật. Thuật ngữ này khá quen thuộc với phụ nữ mang thai, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ gây tê tủy sống là gì nên việc phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng sau gây tê còn gặp nhiều hạn chế.

Gây tê tủy sống là gì?

Gây tê tủy sống hay còn được gọi là gây tê dưới nhện, đây là kỹ thuật gây tê hệ thống thần kinh trung ương để ức chế cảm giác đau, giúp người bệnh tiếp nhận phẫu thuật một cách thoải mái, dễ chịu hơn. Biện pháp này thường được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào phần khoang dưới nhện. Vị trí tiêm thuốc phổ biến, mang lại hiệu quả tốt và an toàn nhất là phần giữa đốt sống thắt lưng L2, L3 và L4.

Sau khi được tiêm vào cơ thể, thuốc gây tê sẽ làm tê liệt tín hiệu dẫn truyền từ tủy sống để làm mất cảm giác đau ở vị trí được phẫu thuật. Khác với gây mê, gây tê tủy sống có tác dụng giảm đau nhưng người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.

So với việc gây mê toàn thân, gây tê tủy sống mang lại nhiều ưu điểm nổi bật hơn như:

  • Hạn chế xảy ra các biến chứng thường gặp trong việc gây mê: Thuốc gây mê thường tác động tiêu cực đến hệ hô hấp và tim mạch, nhất là với những bệnh nhân đã có tiền sử mắc các căn bệnh này.
  • Giúp người bệnh luôn tỉnh táo, có thể kiểm soát được các dấu hiệu sinh tồn trong suốt quá trình phẫu thuật. Đồng thời có thể phát hiện được những phản ứng bất thường để có hướng xử lý kịp thời
  • Giảm đau tốt: Gây tê tủy sống có thể mang lại tác dụng trong nhiều giờ sau phẫu thuật. Vì vậy, trong và sau ca phẫu thuật, người bệnh luôn cảm thấy dễ chịu
  • Chi phí gây tê thấp hơn nhiều so với kỹ thuật gây mê toàn thân
  • Tính hiệu quả cao, phù hợp với những trường hợp mổ cấp cứu mà việc gây tê ngoài màng cứng không đem lại hiệu quả.

Với nhiều ưu điểm nổi bật, gây tê tủy sống thường được ứng dụng rộng rãi trong các trường hợp mổ chỉ định, mổ đẻ theo yêu cầu, mổ tiết niệu, mổ thoái hóa cột sống….Giúp đảm bảo tỷ lệ thành công ca phẫu thuật và hạn chế được cảm giác đau cho người bệnh.

Gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống có đau không?

Cơ chế tác động của thuốc gây tê tủy sống là giúp giảm đau từ phần thân dưới của người bệnh trở xuống. Mang lại tác dụng rất tốt và nhanh chóng ở các bộ phận liên quan đến quá trình phẫu thuật.

Tại những vị trí ngày, người bệnh mất hoàn toàn cảm giác. Vì vậy, toàn bộ quá trình phẫu thuật sau khi được gây tê không gây ra cảm giác đau đớn ám ảnh cho bệnh nhân. Một số trường hợp chỉ cảm thấy hơi nhói như kim tiêm, không ảnh hưởng nhiều đến cảm giác cũng như tâm lý của người bệnh.

Tác dụng phụ của gây tê tủy sống

Mặc dù gây tê tủy sống là thủ thuật đơn giản, các thao tác thực hiện nhanh chóng. Mang lại tác dụng tốt trong việc giảm đau nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe và có thể để lại di chứng hậu phẫu.

Trong đó, một số tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp nhất là:

Biến chứng về hệ tim mạch

Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, người bệnh có thể bị tụt huyết áp, buồn nôn, nôn mửa, mạch đập chậm,… Đây là những tác dụng phụ đầu tiên và phổ biến nhất mà hầu như người bệnh nào cũng có thể gặp phải.

Ngay khi nhận thấy những phản ứng này, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Biến chứng về hệ thần kinh

Biến chứng này có thể xảy ra do kim tiêm đâm vào tổ chức dây thần kinh hoặc các hoạt chất của thuốc tiêm tác dụng vào dịch não tủy. Thông thường, tổn thương về thần kinh sẽ được hồi phục sau khoảng 12 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng khác xảy ra muộn hơn như tắc động mạch sống, tụ máu, viêm màng nhện,… Các tổn thương này thường xảy ra muộn nên việc phát hiện, điều trị gặp khá nhiều hạn chế, có thể để lại di chứng suốt đời cho người bệnh.

Gây tê tủy sống có đau không

Tê liệt toàn bộ tủy sống

Trong trường hợp người bệnh bị tiêm quá nhiều gây thuốc gây tê hoặc hàm lượng thuốc gây tê cao sẽ gây ra tình trạng tê liệt toàn bộ tủy sống. Đây là một trong những biến chứng rất nặng nề. Tuy không quá phổ biến nhưng có thể để lại hậu quả lâu dài cho người bệnh.

Nhức đầu, đau lưng

Nhức đầu và đau lưng là các tác dụng phụ rất thường gặp sau gây tê tủy sống. Thông thường nó sẽ tự biến mất sau khoảng 7 ngày. Nhưng cũng có thể kéo dài hơn và gây ra các cơn đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài khi thời tiết thay đổi.

Nhiễm trùng

Nếu quá trình gây tê và phẫu thuật không được đảm bảo an toàn thì rất dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng. Khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như áp xe ngoài màng cứng, viêm màng não mủ,… rất nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng về hệ hô hấp

Nếu việc sử dụng thuốc gây tê tủy sống ở mức cao hoặc quá liều, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó thở. Thậm chí là ngưng thở.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau gây tê khác như rối loạn nhịp tim, bí tiểu, ngứa ngáy phát ban,….Tất cả các phản ứng phụ sau gây tê đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, ngay khi gặp phải một trong các biểu hiện bất thường nêu trên, bạn nên chủ động thăm khám y tế sớm để được khắc phục kịp thời.

Phân biệt gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

Để tránh nhầm lẫn việc gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng, mọi người cần phân biệt dựa trên các yếu tố sau:

Về các trường hợp chỉ định

  • Gây tê tủy sống thường được dùng để ức chế cơn đau trong việc phẫu thuật mổ lấy thai
  • Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau, kích thích sự chuyển dạ tự nhiên (còn được gọi là đẻ không đau)

Phân biệt gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

Cách thực hiện và tác dụng mang lại

  • Gây tê tủy sống là việc tiêm thuốc trực tiếp vào não tủy. Mang lại tác dụng gần như ngay lập tức
  • Gây tê ngoài màng cứng sẽ tiêm vào khoang của màng cứng nên phát huy tác dụng chậm hơn. Thường là sau khoảng 15 phút thực hiện

Mục đích

  • Khi thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, người bệnh vẫn có thể nhận biết được các cơn cơ tử cung để rặn đẻ như bình thường
  • Gây tê tủy sống là việc sinh thụ động, tức là thai phụ sẽ nằm bất động hoàn toàn. Bác sĩ sẽ mổ để lấy thai thay vì việc phải rặn đẻ.

Tác dụng phụ

  • Gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng liệt dây thần kinh ở sọ. Khả năng vận động chậm hơn so với thuốc gây tê tủy sống do liều lượng thuốc sử dụng thấp hơn
  • Thuốc gây tê tủy sống ít gây tổn thương dây chằng và cơ tuy nhiên nguy cơ nhiễm trùng khá cao và có thể gây suy hô hấp

Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ đến mọi người một số thông tin cơ bản về kỹ thuật gây tê tủy sống thường dùng trong các ca phẫu thuật. Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp mọi người có thể lựa chọn được cho mình phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn nhất. Chúc sức khỏe!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *