HDL-Cholesterol là gì? Chỉ số HDL-Cholesterol bình thường, cao và thấp

HDL – Cholesterol là một trong những chỉ số quan trọng quyết định đến các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu HDL – Cholesterol là gì, tầm ảnh hưởng của chỉ số này đến sức khỏe ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

HDL – Cholesterol là gì?

Cholesterol được biết đến là một trong những thành phần không thể thiếu của màng tế bào cho sự phát triển và tồn tại của con người. Thành phần này đem đến khả năng tạo ra các hormone sinh dục nữ và hormone sinh dục nam, tham gia vào việc tổng hợp acid mật, điều hòa các hoạt động của cơ thể và chống lại quá trình oxy hóa…

HDL – Cholesterol được viết đầy đủ là cụm từ High Density Lipoprotein Cholesterol, mang ý nghĩa là cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao. Lượng Cholesterol chứa trong HDL được coi là Cholesterol tốt, chúng được tổng hợp ở cơ quan gan và ruột, có khả năng lọc sạch máu và làm sạch các mô trong cơ thể người. HDL- Cholesterol trái ngược hoàn toàn với LDL – Cholesterol (là Cholesterol xấu).

HDL - Cholesterol

Chỉ số bình thường của HDL – Cholesterol trong máu

HDL – Cholesterol có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các xét nghiệm. Chỉ số HDL sẽ phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe, lượng mỡ trong máu và nguy cơ mắc bệnh về tim mạch của mỗi người.

Chỉ số bình thường của HDL – Cholesterol

Dưới đây là chỉ số bình thường của HDL – Cholesterol trong máu mà chúng ta cơ bản cần nắm:

  • Nữ giới là 50-59 mg/dl (1.3-1.5 mmol/L).
  • Nam giới là 40-50 mg/dL (1.0-1.3 mmol/L).

Như vậy, một người bình thường có sức khỏe ổn định nên có chỉ số HDL – cholesterol trung bình > 40mg/dL đối với cả nam và nữ. Chỉ HDL cholesterol bao nhiêu là tốt, câu trả lời từ 40 – 59mg/dl, nồng độ HDL – cholesterol trong máu càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt. Theo số liệu nghiên cứu, cứ tăng 4mg/dl HDL-Cholesterol thì sẽ giảm được 10% nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, chỉ nằm trong ngưỡng, cao hơn hoặc thấp hơn đều không tốt.

Ý nghĩa của chỉ số HDL – Cholesterol trong xét nghiệm

Cơ thể của một người có sức khỏe ổn định có khả năng điều hòa nồng độ HDL luôn ở mức ổn định nhất có thể. Trong trường hợp HDL bất ổn thì cũng chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đang thiếu ổn định.

Trong xét nghiệm mỡ máu, chỉ số HDL – Cholesterol sẽ giúp các chuyên gia chẩn đoán chính xác hơn thông qua việc phân tích đánh giá chỉ số cao hay thấp. Chỉ số này sẽ cho ra những con số chính xác về lượng Cholesterol có trong máu, cùng với một số chỉ số khác như LDL – cholesterol, Lp cholesterol. Từ đó sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Ý nghĩa của chỉ số HDL - Cholesterol trong xét nghiệm

Chỉ số của HDL – Cholesterol trong máu cao và thấp

Chỉ số LDL-Cholesterol cao thông thường sẽ dễ gây ra các bệnh lý về máu và tim mạch. Tuy nhiên HDL – Cholesterol lại là các mỡ tốt nên mang ý nghĩa hoàn toàn ngược lại.

Chỉ số của HDL – Cholesterol trong máu cao

HDL-Cholesterol là các chất béo có lợi cho việc lọc máu và các mô, chính vì thế người có chỉ số HDL – Cholesterol cao là điều tích cực.

Chỉ số HDL – cholesterol trung bình > 40mg/dL được coi là ở mức ổn định. Tuy nhiên thực tế, con số xét nghiệm có thể lớn hơn mức giới hạn này rất nhiều. Theo các nghiên cứu tại Mỹ, chỉ số nồng độ HDL trong máu >  60 mg/dL là chỉ số lý tưởng nhất. Lúc này bạn hoàn toàn không cần lo lắng vì HDL – Cholesterol càng cao thì càng tốt cho máu, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên một số trường hợp hiếm gặp có nồng độ  HDL-Cholesterol rất cao, lên đến hơn 90 mg/dL. Đây là những trường hợp bệnh nhân thường mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh lý liên quan đến gen di truyền. Vượt qua mốc 90 mg/dL, người bệnh cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch nguy hiểm.

Chỉ số của HDL – Cholesterol thấp có ảnh hưởng gì?

Nếu chỉ số của HDL – Cholesterol thấp được đánh giá dưới mức 40mg/dL, người bệnh có thể đang gặp nguy cơ lớn với sức khỏe. HDL – Cholesterol giảm đồng nghĩa với nồng độ LDL – cholesterol sẽ tăng lên. Đối với những trường hợp LDL – cholesterol vượt quá mức, mất cân bằng với HDL, người bệnh cần được điều trị mỡ máu ngay lập tức. Để càng lâu, lượng mỡ máu độc hại sẽ ngày càng gia tăng, lấn át lượng cholesterol có ích cho cơ thể. Từ đó người bệnh có nguy cơ mắc phải hàng loạt bệnh như: Tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch…

Chỉ số của HDL - Cholesterol thấp có ảnh hưởng gì

Chỉ số của HDL – Cholesterol trong máu giảm phải làm sao?

Dưới đây là một số biện pháp cơ bản, có thể áp dụng dễ dàng để tăng lượng Cholesterol có ích trong máu, góp phần đẩy lùi các căn bệnh tim mạch nguy hiểm.

Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động được coi là cách thức đơn giản nhất để tăng sức khỏe tim mạch. Một số cách vận động nhẹ nhàng như: Chạy bộ, bơi lội, đạp xe, các môn thể thao… đều có thể đem đến lợi ích tăng HDL – Cholesterol trong máu, điều tiết cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt hơn, thể dục thể thao cũng là một hình thức giúp những người bận rộn xua tan đi căng thẳng mỏi mệt.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng sống của mỗi người. Lượng HDL – Cholesterol cũng phụ thuộc rất nhiều đến việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể. Dưới đây là một số gợi ý để có thể đảm bảo cân bằng mỡ tốt trong cơ thể, thúc đẩy gia tăng HDL.

  • Các loại thực phẩm có khả năng tăng HDL: Cá, đậu, dầu ô liu, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, hạt chia, các loại hạt, trái cây và rau củ quả giàu chất xơ, quả hạch, rượu vang, các loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa…
  • Những loại thực phẩm nên tránh: Đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn ngọt, phô mai, bơ, đồ uống có gas, các chất kích thích…

Hy vọng bài viết trên đây có thể cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về HDL – Cholesterol. Việc hiểu được bản chất của chỉ số này sẽ giúp hạn chế được nhiều bệnh và chủ động phát hiện khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong xét nghiệm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp đầy đủ nhất.

>> Xem thêm:

Bài viết được chỉnh sửa ngày 16 Tháng Tư, 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *