Trong các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp cột sống thì hẹp ống sống là một trong những căn bệnh đáng được quan tâm nhất hiện nay. Vì các triệu chứng bệnh có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, teo cơ và tê liệt chi nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Nội dung chính:
Hẹp ống sống là gì?
Hẹp ống sống là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng lỗ sống bị thu hẹp lại và tăng áp lực lên các dây thần kinh xung quanh. Tổn thương này có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều lỗ sống trên cột sống. Quá trình ống sống bị thu hẹp có thể xảy ra ở bên trong ống tủy hoặc lỗ liên hợp đốt sống.
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ bệnh gặp phải mà tủy sống hoặc dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Nhưng dù tổn thương xảy ra ở phần nào thì cũng đều có thể dẫn đến nguy cơ teo cơ và bại liệt nếu việc chữa trị chậm trễ hoặc điều trị không đúng phương pháp.
Tìm hiểu: Cấu tạo cột sống con người, chức năng và bệnh thường gặp
Nguyên nhân hẹp ống sống
Hẹp ống sống là căn bệnh mang yếu tố bẩm sinh. Nhiều trường hợp người bệnh sinh ra đã có ống sống nhỏ và hẹp hơn bình thường. Tuy nhiên, chỉ đến khi bước vào độ tuổi trưởng thành hoặc các triệu chứng bệnh được bộc lộ rõ ràng thì mới được chú ý và chữa trị.
Ngoài ra, bệnh hẹp ống sống còn có thể xảy ra do hệ quả của một số bệnh lý về xương khớp, cột sống. Cụ thể gồm:
- Gai cột sống: Bệnh xảy ra do sự lắng đọng canxi ở các đốt sống trên cơ thể. Sự phát triển của gai xương sẽ lọt vào vào trong ống sống, chèn ép lên tủy sống và gây ra bệnh hẹp ống sống
- Thoái hóa hệ thống dây chằng: Các dây chằng bao quanh cột sống như: Dây chằng vàng, dây chằng dọc,… bị thoái hóa, lỏng lẻo và dày lên bất thường sẽ xâm lấn vào lòng ống sống. Vì thế, không gian ống sống sẽ bị thu hẹp lại
- Viêm khớp cột sống: Phản ứng sưng viêm sẽ tăng áp lực đến ống sống khiến bộ phận này bị thu hẹp lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh hẹp ống sống
- Thoát vị đĩa đệm: Sự phình giãn và tăng sinh quá mức của đĩa đệm cột sống sẽ chèn ép lên tất cả mô mềm, dây thần kinh và làm biến đổi cấu trúc xương khớp, trong đó có ống sống. Điều này khiến cho đường kính của ống sống bị thu nhỏ lại dần dần dẫn đến bệnh hẹp ống sống.
Ngoài ra, bệnh hẹp ống sống còn có thể xảy ra do một số yếu tố khác như: Thừa cân, béo phì, chấn thương hoặc xuất hiện khối u trong cột sống,…
Triệu chứng hẹp ống sống
Hẹp ống sống thường xảy ra ở ống sống vùng cổ và ống sống vùng thắt lưng. Biểu hiện bệnh ở từng vị trí như sau:
Đối với hẹp ống sống vùng cổ
Biểu hiện thường gặp là:
- Đau mỏi vùng đầu, cổ vai gáy
- Hai chi trên bị yếu hoặc tê liệt tạm thời
- Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng kèm theo cảm giác đau lan tỏa từ đốt sống cổ xuống bả vai, cánh tay
- Cảm thấy hai tay bị mất sức khi cầm, nắm, vận chuyển đồ vật
- Ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có biểu hiện bị liệt tứ chi
Đối với hẹp ống sống vùng thắt lưng
Hẹp ống sống xảy ra phổ biến hơn so với hiện tượng hẹp ống sống cổ. Các biểu hiện thường gặp như sau:
- Đau lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, cơn đau lan sang hai bên mông, đùi, cẳng chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể ập đến bất ngờ nhưng thường là diễn ra một cách âm ỉ, kéo dài
- Cảm giác tê ngứa râm ran ở chân hoặc hai bên mông như có kiến bò kèm theo tình trạng đau nhức khó chịu.
- Khả năng vận động của chân yếu hơn bình thường. Việc đi lại, vận động trở nên khó khăn.
- Cơn đau tăng nặng khi đi bộ, đứng thẳng hoặc mang vác đồ vật. Cường độ đau tăng lên theo thời gian vận động và làm việc
- Mất tự chủ trong việc đại tiện, tiểu tiện
Điều trị hẹp ống sống
Bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định áp dụng một trong các biện pháp điều trị sau:
Điều trị nội khoa hẹp ống sống
Trong các trường hợp điều trị hẹp ống sống bằng nội khoa, người bệnh sẽ được kê đơn một số loại thuốc cải thiện triệu chứng như:
- Acetaminophen: Thuốc có tác dụng giảm đau thông qua việc ức chế hoạt động của dây thần kinh trung ương. Từ đó làm mất cảm giác đau tạm thời cho người bệnh.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm và cải thiện triệu chứng đau hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thần kinh và dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
- Tiêm Steroid ngoài màng cứng: Mục đích của việc tiêm Steroid làm cải thiện triệu chứng viêm rễ dây thần kinh và tủy sống. Phương pháp được thực hiện khi các loại thuốc giảm đau thông thường không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Điều trị bảo tồn hẹp ống sống
Điều trị bảo tồn hẹp ống sống là việc kết hợp điều trị nội khoa với các bài tập thể dục và thói quen sinh hoạt cũng như tư thế làm việc của người bệnh. Một số hoạt động trong phương pháp điều trị bảo tồn đang được áp dụng gồm:
- Đi bô theo hướng cúi đầu về phía trước hoặc dựa vào thiết bị tập đi để cải thiện triệu chứng bệnh
- Đạp xe tại chỗ để điều chỉnh lại trạng thái của cột sống, giải phóng sự chèn ép tủy sống. Nhờ vậy, cảm giác đau nhức sẽ được đẩy lùi
- Đeo nẹp cổ hoặc nẹp lưng tùy theo vị trí hẹp ống sống. Dụng cụ nẹp giúp duy trì đường cong sinh lý bình thường, khắc phục tình trạng tổn thương ống sống. Tuy nhiên, phương pháp chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn để hạn chế biến chứng teo cơ.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu gồm có các bài tập Kegel, châm cứu, bấm huyệt, áp dụng các bài tập kéo giãn cơ, sóng điện, sóng âm,… Cơ chế tác động của vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh, giải tỏa áp lực các khối cơ,… Từ đó giúp giảm đau và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. Tùy vào trường hợp cụ thể bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn áp dụng các biện pháp phù hợp.
Phẫu thuật hẹp ống sống
Phẫu thuật hẹp ống sống được thực hiện khi các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại. Can thiệp ngoại khoa sẽ giúp loại bỏ tổn thương do hẹp ống sống gây ra, khi đó tình trạng đau nhức sẽ biến mất.
Phẫu thuật hẹp ống sống là giải pháp tạm thời, bệnh sẽ tái phát trở lại sau một khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa quá trình thực hiện cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với chi phí phẫu thuật khá lớn. Do đó, phẫu thuật hẹp ống sống chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết.
Trên đây là nội dung chia sẻ về bệnh hẹp ống sống và cách điều trị theo y học hiện đại. Mong rằng, với những kiến thức chia sẻ đã giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin hữu ích để phòng ngừa, khắc phục bệnh hiệu quả. Chúc bạn đọc sức khỏe!
> Xem thêm:
- Vôi hóa cột sống là gì? Chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả
- Thoái hóa cột sống là gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng
Bài viết được chỉnh sửa ngày 21 Tháng Ba, 2021