Hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên thực tế rất nhiều người vẫn không có sự hiểu biết về hội chứng này. Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gây ra những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Hội chứng chùm đuôi ngựa là gì?
Hội chứng chùm đuôi ngựa có tên gọi Tiếng Anh là Cauda Equina Syndrome – CES. Đây là hội chứng xảy ra khi các rễ thần kinh nằm ở cuối tủy sống – được gọi là đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép.
Đám rối thần kinh đuôi ngựa này được tập hợp bởi các rễ thần kinh ở đoạn cuối tủy sống theo dọc ống sống. Thông thường, những dây thần kinh này có tác động trực tiếp tới hai chân, các cơ quan bên dưới ống sống như bàng quang, trực tràng.
Hiện tượng chùm đuôi ngựa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của các chi, các cơ quan bàng quang và trực tràng. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, thậm chí người bệnh có nguy cơ bị tiểu không tự chủ và bại liệt vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây hội chứng chùm đuôi ngựa
Cho đến nay vẫn có không ít người chưa hiểu rõ về nguyên nhân gây nên hội chứng chùm đuôi ngựa. Một số nguyên nhân điển hình nhất có thể kể đến dưới đây.
Do thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh điển hình nhất có thể dẫn tới hội chứng chùm đuôi ngựa. Quá trình thoái hóa do tuổi tác, lao động quá sức khiến hệ xương khớp, các dây chằng thắt lưng hao mòn. Đĩa đệm thoát ra ngoài có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh gây nên chùm đuôi ngựa.
Do biến chứng sau phẫu thuật
Không ít bệnh nhân mắc bệnh do biến chứng hậu phẫu thuật. Đặc biệt là sau khi điều trị các bệnh về cột sống thắt lưng. Quá trình gây tê tủy sống trong khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tại khu vực này.
Do chấn thương
Các chấn thương nghiêm trọng thường khiến cột sống bị tổn thương. Điển hình như việc xuất hiện các vết thủng thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đốt sống bị vỡ… Chấn thương để lâu ngày sẽ xuất hiện hội chứng chùm đuôi ngựa.
Do bị viêm mãn tính
Viêm mãn tính, nhiễm trùng vùng ống sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra chùm đuôi ngựa. Bởi tình trạng viêm nhiễm là tổn thương và sưng tấy các mô, từ đó gây chèn ép lên các ống sống, tổn thương các dây thần kinh ở ống sống. Một số căn bệnh viêm mãn tính có thể kể đến như: viêm cột sống dính khớp, bệnh lao mãn tính, bệnh thấp khớp, bệnh viêm đa dây thần kinh…
Do có u trong ống sống hoặc dây thần kinh
U ống nội tủy và u thần kinh vùng đuôi ngựa chó thể gây chèn ép lên thần kinh, làm người bệnh xuất hiện tình trạng chùm đuôi ngựa. Để thời gian càng lâu thì u càng lớn, chùm đuôi ngựa ống sống càng bị chèn ép nặng nề. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ u càng sớm càng tốt. 3. 3. Dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa
Việc nắm được các dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa sẽ giúp chủ động phát hiện được bệnh sớm. Từ đó sẽ thuận lợi hơn trong việc chữa trị chùm đuôi ngựa. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết của căn bệnh này:
- Đau nhức thường xuyên, từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng cột sống thắt lưng.
- Ngứa râm ran, tê cứng thắt lưng.
- Đau nhức, tê bì vùng hông lan tới hai chi dưới, gây khó khăn cho người bệnh trong di chuyển.
- Lâu ngày người bệnh có thể mất cảm giác ở hai chân, đùi và mông.
- Rối loạn hoạt động của cơ quan trực tràng, bàng quang và ruột.
- Rối loạn chức năng tình dục, mất khả năng phản xạ tự nhiên.
Chẩn đoán hội chứng chùm đuôi ngựa
Trước khi tiến hành điều trị, các bệnh nhân cần phải được tiến hành chẩn đoán chính xác bằng các biện pháp y học hiện đại. Dưới đây là một số cách thức các chuyên gia y tế sẽ sử dụng để chẩn đoán cho các bệnh nhận.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp sử dụng sóng từ trường và sóng radio để cắt lớp hình ảnh bên trong cơ thể người. Hình ảnh thu được từ MRI có độ tương phản cao, nhiều chiều, sắc nét và chi tiết. Qua đây, các chuyên gia có thể dựa vào hình chụp cắt lớp này để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
>> Tìm hiểu: Chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng gì không? Giá bao nhiêu?
Chụp X-quang ống sống
Chụp X-quang ống sống cũng là phương pháp thường xuyên được sử dụng. Các chuyên gia sẽ sử dụng tia X và thuốc nhuộm để tạo ra hình ảnh xương tương phản trong không gian. Từ đó sẽ cho ra hình ảnh bên trong tủy sống, giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra thần kinh chùm đuôi ngựa bị chèn ép bên trong.
Điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa
Việc điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa cần được diễn ra càng nhanh chóng càng tốt. Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng cơ thể, người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp điều trị từ các chuyên gia y tế để cải thiện căn bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Phẫu thuật: Thông thường, phẫu thuật là phương pháp được yêu cầu đối với hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng chùm điêu ngựa. Việc phẫu thuật sẽ giúp giải phóng các dây thần kinh đang bị chèn ép. Phẫu thuật càng sớm thì cơ hội hồi phục càng cao.
- Sử dụng thuốc: Bệnh nhân sẽ phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chống lại viêm nhiễm. Thuốc được sử dụng cả trước và sau phẫu thuật, được kê đơn theo yêu cầu của các chuyên gia y tế.
- Hóa trị, xạ trị: Trong trường hợp xuất hiện khối u ở vùng ống sống, người bệnh sẽ được chỉ định làm hóa trị – xạ trị để loại bỏ khối u này.
Thời gian hồi phục hội chứng chùm đuôi ngựa
Hiện nay, vẫn chưa có con số cụ thể nào về thời gian hồi phục hội chứng chùm đuôi ngựa. Tuy nhiên, thời gian hồi phục của mỗi người bệnh khác nhau, dựa vào mức độ bệnh, sức khỏe của người bệnh. Vì thế, tốt nhất người bệnh cần được nghỉ ngơi, có chế độ chăm sóc, uống thuốc, ăn uống đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng về hội chứng chùm đuôi ngựa. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng về lâu dài. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích hơn, quý độc giả có thể truy cập trực tiếp vào trang web của chúng tôi. Chúc độc giả luôn khỏe mạnh!
>> Xem thêm: Phồng đĩa đệm là gì? Có dẫn đến thoát vị đĩa đệm không?
Bài viết được chỉnh sửa ngày 21 Tháng Ba, 2021