Kháng insulin là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau. Những người mắc chứng kháng insulin thường có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường cao. Vậy kháng insulin là gì, nguyên nhân, cách nhận biết và khắc phục ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Nội dung chính:
Kháng insulin là gì?
Insulin là một hormon do tuyến tụy sản xuất. Insulin có vai trò tác động đến quá trình sử dụng và dự trữ glucose (nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể) trong tế bào. Ngoài ra, insulin còn giúp cơ thể phân bổ và dự trữ chất béo tốt.
Hormon insulin đóng vai trò quan trọng và duy nhất trong việc giúp cơ thể hạ đường huyết. Vì vậy, những người bị kháng insulin là tình trạng cơ thể bị suy giảm tác dụng với insulin. Nói cách khác các hormon insulin không đáp ứng với cơ thể và chống lại chức năng của chính nó. Biểu hiện của tình trạng này là gia tăng nồng độ insulin trong máu.
Tình trạng kháng insulin có thể khiến con người mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol hay nhồi máu cơ tim. Hội chứng kháng insulin xảy ra khi người bệnh mắc nhiều bệnh lý nêu trên.
Cơ chế kháng insulin
Cơ chế kháng insulin được xác định bằng việc giảm glucose ở cơ vân, glucose ở gan, giảm thủy phân lipid ở mô mỡ hoặc giảm toàn bộ quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể.
Quá trình kháng insulin của cơ thể có cơ chế xuất phát từ cơ vân. Điều này dẫn tới việc cơ thể dư thừa năng lượng sau ăn, vượt xa quá trình gan tổng hợp glycogen gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Ở những người gặp tình trạng kháng insulin, hiệu quả tổng hợp glycogen sau ăn ở cơ vân giảm tới 60%, tuy nhiên nồng độ triglycerid và lipoprotein ở gan tăng 2 lần so với người bình thường.
Nguyên nhân kháng insulin
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn nào về nguyên nhân gây kháng insulin của cơ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa ra những yếu tố khiến một người có nguy cơ cao bị kháng insulin là:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, nếu bố mẹ hoặc anh chị em của bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ bị kháng insulin cao hơn nhiều so với người khác.
- Những người bị béo phì, béo vùng bụng thường có nguy cơ bị kháng insulin cao.
- Người có lối sống ít vận động và hoạt động thể chất.
- Người gặp tình trạng cao huyết áp.
- Những người bị rối loạn lipid máu.
- Đối tượng thường xuyên gặp vấn đề căng thẳng tâm lý.
- Người từng có tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
- Những người từng sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài như progestogens, isoniazid, methadone….
Dấu hiệu kháng insulin
Những dấu hiệu nhận biết cơ thể kháng insulin thường rất giống với dấu hiệu bệnh tiểu đường, điển hình như:
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Khi lượng glucose trong máu thấp khiến người gặp tình trạng kháng insulin thường xuyên chậm chạp, lờ đờ và mệt mỏi. Điều này khiến tâm trạng người bệnh thường chán nản, không tập trung và thiết năng lượng.
Mảng da bị thâm đen từng vùng
Các mảng da bị thâm đen từng vùng nhất là vị trí sau lưng, cổ, đầu gối, đốt tay, dưới nách… báo hiệu cơ thể bị kháng insulin mức độ nặng. Sở dĩ người bệnh gặp tình trạng này là do khi nồng độ insulin trong máu tăng khiến các tế bào da tăng sản sinh sắc tố chứa melanin nên tăng hiện tượng xuất hiện mảng da tối màu.
Rụng tóc
Tính trạng kháng insulin ảnh hưởng đến quá trình tích lũy chất béo và kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, insulin còn tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tóc. Vì vậy, những người kháng insulin thường gặp tình trạng rụng tóc thậm chí có nguy cơ hói.
Cảm thấy đói thường xuyên
Khi các tế bào insulin hoạt động không hiệu quả có thể khiến người bệnh cảm thấy đói và thèm các thực phẩm carbohydrate. Cảm giác đói này xảy ra do tình trạng glucose không chuyển hóa thành năng lượng khiến các tế bào báo hiệu cơ thể cần carbohydrate hơn ngay cả khi mới ăn không lâu.
Để nhận biết tình trạng kháng insulin chính xác, ngoài quan sát các triệu chứng trên, người bệnh cần chú ý thăm khám y khoa. Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ kết luận tình trạng bệnh chính xác nhất.
Kháng insulin có nguy hiểm không?
Kháng insulin thường không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vì vậy, không ít người gặp tình trạng này trong nhiều năm, đến khi các triệu chứng rõ ràng mới kiểm tra sức khỏe. Điều này cực kỳ nguy hiểm, bởi kháng insulin có thể ảnh hưởng đến các vấn đề mạch máu, tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Trong đó, bạn có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường nếu cơ thể kháng insulin. Lúc này, cơ thể dễ gặp các vấn đề về hệ thần kinh cũng như thường xuyên mệt mỏi và khó chịu hơn.
Cách phát hiện kháng insulin ở người tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường thường không cảm thấy rõ các triệu chứng kháng insulin đặc biệt trong giai đoạn đầu. Triệu chứng có thể xuất hiện là: ăn nhiều hơn bình thường, thường xuyên cảm thấy đói, các vấn đề về thần kinh như ngứa người và mệt mỏi hơn bình thường.
Nếu không có triệu chứng kháng insulin rõ ràng, những người tiểu đường có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm máu. Trong đó, phổ biến nhất là xét nghiệm A1C để xác định mức trung bình của lượng đường trong máu. Nếu kết quả xét nghiệm A1C cho kết quả dưới 5,6% nghĩa là bạn bình thường. Nếu kết quả từ 5,7 tới 6,4% nghĩa là cơ thể đang gặp tình trạng kháng insulin. Kết quả trên 6,5% có nghĩa bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm đường huyết để kiểm tra nồng độ glucose trong máu giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
Kháng insulin buồng trứng đa nang
Cơ thể xảy ra kháng insulin có nghĩa các mô đề kháng với tác động của insulin. Khi đó, hoạt động sử dụng insulin của cơ thể bị gián đoạn, tuyến tụy sản sinh ra nhiều insulin hơn để đảm bảo lượng đường huyết cần thiết cho các tế bào được hoạt động bình thường.
Cơ thể sẽ sản sinh androgen nhiều hơn do lượng insulin dư thừa, khiến cho sự phát triển của nang trứng bị cản trở, giảm khả năng rụng trứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.
Đa số chị em phụ nữ bị đa nang buồng trứng đề xảy ra tình trạng kháng insulin. Để khắc phục được thì chị em cần bổ sung thêm insulin để đảm bảo đường lượng đường huyết cần thiết cung cấp cho tế bào, cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Khắc phục kháng insulin
Các nghiên cứu y khoa chứng minh việc giảm tình trạng kháng insulin giúp kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng trên cơ thể như tim mạch, đột quỵ.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc thuộc nhóm thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone) và metformin. Tùy theo tình trạng bệnh mà liều lượng và cách dùng sẽ khác nhau. Do đó, người bệnh cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng, người bị kháng insulin cần chú ý trong việc tập luyện thể dục để tăng cường tiêu thụ glucose và giúp cơ thể giảm nhạy cảm hơn với insulin.
Song song với đó, người bị kháng insulin cần chú ý tuân thủ chế độ ăn ít mỡ, bổ sung thực phẩm lành mạnh. Nói cách khác, thay đổi cách sống khiến bệnh nhân giảm tới 58% nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường, cụ thể:
- Tập luyện các môn thể thao thích hợp như yoga, bơi lội, đi bộ… khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, khoai lang…
- Hạn chế các thực phẩm như thực phẩm nhiều tinh bột, thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo…
- Duy trì cân nặng hợp lý, không để cơ thể thừa cân, béo phì.
- Từ bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc lá.
Kháng insulin là một tình trạng không nên xem thường. Bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi cơ thể và thăm khám, điều trị ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ!
>> Xem thêm: Rối loạn đường huyết là gì? Bao gồm những loại nào?
Bài viết được chỉnh sửa ngày 15 Tháng Tư, 2021