Lao cột sống là gì? Có lây và chữa khỏi không?

Lao cột sống là căn bệnh thường gặp ở những người thường xuyên đau lưng. Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm, cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không có thể gây ra những biến chứng khó lường đối với người bệnh. 

Lao cột sống là gì?

Lao cột sống là một trong những bệnh lý về xương khớp gây ra do vi khuẩn lao bên ngoài phổi. Căn bệnh này còn thường được gọi bằng cái tên khác là mục xương sống do lao. Trong điều kiện thuận lợi, vi khuẩn lao trú ngụ và phát triển trong thân đốt sống. Thông thường chúng sẽ gây bệnh ở vùng đốt sống cổ và ngực, vì đây là vùng có nhiều mạch máu và oxy trên cơ thể người.

Lao cột sống là bệnh chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong số các căn bệnh mắc lao ngoài phổi. Theo ước tính tại Việt Nam, cố bệnh nhân mắc lao cột sống chiếm tới hơn 60% tổng số ca mắc các bệnh lao hệ xương khớp. Căn bệnh này có thể xảy ra ở người đối tượng khác nhau và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Lao cột sống

Nguyên nhân bệnh lao cột sống

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lao cột sống là do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn lao. Thông thường sẽ xuất hiện khi bệnh nhân đã mắc bệnh lao phổi từ trước đó. Vi khuẩn lao sinh sôi nhanh chóng và đi theo đường máu hoặc bạch huyết đến cột sống, trú ngụ tại khu vực này.

Ngoài ra, có một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh có thể kể đến như: Những người tiếp xúc với bệnh nhân mắc lao, những người có sức đề kháng kém, dễ nhiễm vi khuẩn virus, sống trong môi trường thiếu vệ sinh…

Triệu chứng bệnh lao cột sống

Lao cột sống thông thường có dấu hiệu đau trước tiên. Các triệu chứng đi kèm khác khá mờ nhạt, biểu hiện chậm và dễ bị nhầm lẫn với bệnh xương khớp thông thường.

Đau tại vùng cột sống

Tại vùng cột sống bị vi khuẩn lao hoành hành, người bệnh liên tục có cảm giác đau nhức. Các cơn đau của người bệnh thông thường sẽ âm ỉ rồi tăng dần về ban đêm. Thậm chí người bệnh đau dữ dội, co thắt lưng nếu làm việc nặng. Các cơn đau này rất dễ bị nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Đau lan rộng

Trong trường hợp bệnh nặng hơn, lao cột sống có thể gây ảnh hưởng tới cả các dây thần kinh. Người bệnh không chỉ đau tại vùng cột sống mà còn có thể lan ra các vùng xung quanh như: Vai, gáy, đau vùng thắt lưng, đau dây thần kinh tọa…

Teo chân

Trong trường hợp lao cột sống ảnh hưởng đến dây thần kinh, rễ thần kinh bị chèn ép, chân người bệnh có nguy cơ bị teo dần. Lúc này, việc vận động trở nên khó khăn hơn, thậm chí có trường hợp liệt tứ chi do không phát hiện kịp thời.

Triệu chứng bệnh lao cột sống

Lao cột sống có lây không?

Không ít người luôn băn khoăn lao cột sống có khả năng lây nhiễm được hay không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại vi khuẩn lao thường cư trú ở cột sống và nhiều khu vực khác. Chính vì thế loại vi khuẩn này có nguy cơ lây nhiễm cao. Người nhiễm bệnh có thể lây sang cho người bình thường thông qua đường giao tiếp, nói chuyện, hôn, ho, hắt hơi… Một số trường hợp khác có thể lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Chính vì mức độ lây lan dễ dàng này, cả người mắc bệnh lẫn người không mắc bệnh đều cần phải có các biện pháp phòng tránh an toàn nhất.

Lao cột sống có chữa được không?

Lao cột sống là một căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng và khả năng truyền nhiễm cao. Việc lao cột sống có thể chữa được hay không cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Về cơ bản, bệnh sẽ được kiểm soát tốt được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Sự phát triển của vi khuẩn lao có thể được ức chế nếu áp dụng đúng biện pháp điều trị. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài, người bệnh có thể phải chịu những biến chứng nguy hiểm và không có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn.

Chẩn đoán lao cột sống

Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần được thăm khám, tiến hành xét nghiệm và các bước chụp chiếu. Từ đó mới có thể phát hiện đúng bệnh, đúng tình trạng và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Chụp X-Quang: Chụp X-Quang là phương pháp cơ bản nhất để phát hiện lao cột sống. Tuy nhiên cách thức này khó có thể phát hiện được bệnh ở những giai đoạn đầu, chỉ khi tình trạng nặng người bệnh mới có thể xác định được nơi tổn thương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cộng hưởng từ hạt nhân sử dụng năng lượng vô tuyến điện để phân tích cấu trúc bên trong xương. Chụp cộng hưởng đem đến khả năng phát hiện bệnh chuẩn xác hơn.
  • Xét nghiệm máu: Ngoài ra, người bệnh cũng cần làm xét nghiệm máu để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán lao cột sống

Điều trị lao cột sống

Để điều trị lao cột sống, người bệnh cần phối kết hợp nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Cần phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của các y bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc: Thuốc được sử dụng cho người bị lao cột sống về cơ bản giống với thuốc chữa bệnh lao phổi. Kết hợp cùng việc uống thuốc, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, tuyệt đối không vận động mạnh hay mang vác nặng.
  • Vật lý trị liệu: Không chỉ điều trị để tiêu diệt ổ lao, người bệnh cũng cần được duy trì và phục hồi chức năng cột sống. Theo đó các chuyên gia sẽ hướng dẫn những bài tập, áp dụng vật lý trị liệu cho từng đối tượng riêng biệt.
  • Phẫu thuật: Một số bệnh nhân đến giai đoạn nặng buộc phải tiến hành phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ ô lao, cố định lại cột sống, ghép xương trong trường hợp đốt sống bị vi khuẩn lao phá hủy.

Việc chẩn đoán và điều trị lao cột sống cần phải được tiến hành kịp thời thì mới có thể đem đến hiệu quả phục hồi bệnh tích cực nhất. Hãy tìm đến các cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh dù là nhỏ nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết được chỉnh sửa ngày 21 Tháng Ba, 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *