Lòi dom là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người bị bệnh trĩ. Vậy, bản chất, nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Lòi dom là gì?
Lòi dom là cách gọi dân gian của tình trạng sa trực tràng (hay còn gọi là bệnh trĩ), dùng để chỉ tình trạng các búi trĩ phát triển quá mức và bị sa ra ngoài hậu môn. Bản chất của các búi trĩ này chính là các đám rối tĩnh mạch ở đoạn cuối trực tràng giãn ra.
Khi gặp phải căn bệnh này, người bệnh không chỉ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt ở vùng hậu môn do các dịch tiết, mà còn cảm thấy sưng tấy và vô cùng đau đớn khi ngồi hoặc đi đại tiện. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và những người già, trung niên ngoài 50.
Nguyên nhân lòi dom
Các nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng lòi dom rất đa dạng, song đều có bản chất là sự thay đổi áp lực lên trực tràng và các mạch máu xung quanh hậu môn.
- Các hoạt động làm tăng áp lực này thường đến từ các tình trạng như táo bón mãn tính, bị tiêu chảy lâu ngày, thói quen đi đại tiện quá lâu, người bệnh rặn quá mạnh khi đi đại tiện hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn,…
- Người bệnh khi bị béo phì hoặc phụ nữ trong thai kỳ cũng dễ mắc phải chứng bệnh này do áp lực của cơ thể tạo lên vùng trực tràng.
- Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, di truyền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng lòi dom
Lòi dom là một bệnh lý tương đối lành tính, ít khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng của chúng lại gây ra không ít phiền toái và đau đớn cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Đau rát, sưng đỏ và ngứa hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện, khi phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu trong một tư thế
- Người bệnh cũng có thể sẽ đại tiện ra máu với các tần suất khác nhau. Ban đầu, hiện tượng này có thể ít khi xảy ra, máu chảy chỉ nhỏ giọt, ít gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, tần suất bị chảy máu nhiều hơn và máu thường chảy thành tia, dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu cho người bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dễ dàng nhận biết bệnh lòi dom thông qua việc quan sát các búi trĩ bằng mắt thường. Ở giai đoạn lòi dom ban đầu, đoạn trực tràng này do bị áp lực nên sa ra ngoài hậu môn, nhưng hoàn toàn có thể co lại do vẫn giữ được tính đàn hồi. Tuy nhiên, ở những giai đoạn muộn hơn, khi các búi trĩ ngày càng phát triển và sưng hơn thì điều này hoàn toàn không thể. Vì vậy, người bệnh thường phải tự tìm cách nhét chúng vào. Nếu không được chữa trị kịp thời và vệ sinh không đúng cách, đoạn sa trực tràng này có thể bị viêm nhiễm nặng, kéo theo tình trạng sa ruột, hỏng ruột, đe dọa tới trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Lòi dom có tự khỏi không?
Trước hết, cần khẳng định rằng, bệnh lòi dom không thể tự khỏi hoàn toàn nếu không có sự can thiệp của y tế. Bởi lẽ, khi các búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn thì tính đàn hồi của chúng đã gần như không còn. Chính vì vậy, dù người bệnh có thay đổi chế độ ăn uống hay các thói quen sinh hoạt thì việc hồi phục các búi trĩ về đúng vị trí của nó một cách tự nhiên cũng là điều rất khó. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kết hợp việc can thiệp y khoa cùng các biện pháp này để tăng hiệu quả trong điều trị.
Cách chữa lòi dom
Các biện pháp điều trị lòi dom phổ biến hiện nay gồm có:
Điều trị nội khoa bảo tồn
Điều trị nội khoa nhằm mục đích bảo tồn là phương pháp đầu tiên được hướng tới. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phát huy được tác dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ, búi trĩ còn khả năng tự co lại. Chúng thường bao gồm 2 giải pháp. Một là sử dụng thuốc uống và hai là đặt thuốc hoặc dùng thuốc bôi ở vùng hậu môn.
Các dạng thuốc đặt, thuốc bôi thường mang đến hiệu quả giảm đau, giảm ngứa ngay lập tức, giúp giảm khả năng nhiễm trùng nhưng lại không giúp búi trĩ co lên. Trong khi đó, các dạng thuốc uống (thường là vitamin P, kháng sinh, thuốc hỗ trợ tiêu hóa) lại giúp tăng sức bền của tĩnh mạch, giúp chống viêm, nhuận tràng, từ đó hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng. Vì vậy, cả 3 dạng thuốc này thường được bác sĩ kê đơn để sử dụng song song, cùng lúc.
Điều trị bằng thủ thuật
Điều trị bằng thủ thuật là phương pháp thứ 2 được cân nhắc sau điều trị nội khoa, khi việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả. Chúng bao gồm 2 thủ thuật chính. Một là chích xơ- tiêm thuốc để làm xơ hóa vùng dưới niêm mạc, giảm lượng máu đến các búi trĩ và khiến chúng teo dần. Hai là thắt búi trĩ bằng vòng cao su nhỏ, nhằm mục đích cản trở máu lưu thông đến các búi trĩ, khiến chúng bị hoại tử và rụng dần đi.
Nhìn chung, cả hai phương pháp này đều được tiến hành rất nhanh, chỉ khoảng 1-2 giờ và người bệnh có thể tự về nhà ngay. Tuy nhiên, chúng thường không thể loại bỏ tận gốc căn bệnh và thường có khả năng tái phát cao. Chưa kể, nếu các thủ thuật này được thực hiện tại các cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng thì còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, nhiễm trùng, tổn thương trực tràng, tuyến tiền liệt,…
Phẫu thuật
Khi lòi dom đã ở mức độ nặng, điều trị ngoại khoa được xem là giải pháp tối ưu để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Hiện nay, việc phẫu thuật có thể được chia thành 4 phương pháp chính.
- Một là phẫu thuật cắt trĩ truyền thống bằng dao kéo
- Hai là tiến hành mổ bằng laser giúp giảm xâm lấn tối đa và hạn chế nguy cơ tái phát hoặc biến chứng
- Ba là sử dụng máy kẹp cắt trĩ bằng phương pháp PPH
- Và cuối cùng là điều trị lòi dom, cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
Cả hai phương pháp 3 và 4 đều là những giải pháp phẫu thuật ngoại khoa tiên tiến, có độ chính xác và an toàn cao, thời gian thực hiện và phục hồi ngắn, được nhiều bác sĩ khuyến khích lựa chọn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách điều trị bệnh lòi dom hiện nay. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!