Suy nhược cơ thể là bệnh lý có thể mắc phải ở người già và cả những người trẻ. Vẫn có rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này vì nó không gây tác động rõ rệt trong giai đoạn đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về suy nhược cơ thể, nguyên nhân và dấu hiệu bệnh.
Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy yếu trông thấy trong một thời gian dài mà không phải do bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Tình trạng mệt mỏi sẽ không thuyên giảm và cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi và tập luyện thể thao.
Suy nhược cơ thể xảy ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng tiềm ẩn rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chủ quan và không chịu thăm khám và điều trị sớm.
Một trong những hệ lụy mà suy nhược cơ thể sẽ gây ra như:
- Suy giảm trí nhớ: Hệ thần kinh sẽ suy giảm và bị tổn thương khiến trí nhớ giảm sút thấy rõ. Người bệnh không thể tập trung vào công việc, học tập tốt nhất.
- Rối loạn cảm xúc: Suy nhược cơ thể, tổn thương thần kinh trong một thời gian dài sẽ khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được hành vi của mình.
- Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng mệt mỏi kéo theo chất lượng giấc ngủ cũng suy giảm, mất ngủ thường xuyên.
- Mắc bệnh tim mạch: Suy nhược cơ thể kéo dài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch. Huyết áp trở nên bất ổn định và có nguy cơ gây ra các bệnh lý ở tim mạch.
Dấu hiệu suy nhược cơ thể
Triệu chứng suy nhược cơ thể diễn ra rất rõ ràng, bạn chỉ cần quan tâm đến sức khỏe của mình là có thể nhận biết bệnh ngay từ sớm:
- Cơ thể mệt mỏi kéo dài, đặc biệt sau khi chơi thể thao hoặc làm việc nặng.
- Mất ngủ, không ngủ được, ngủ không đủ giấc, dễ mơ thấy ác mộng.
- Chóng mặt , choáng váng, nhức đầu thường xuyên, dễ buồn nôn, xỉu.
- Tâm lý chán nản, mệt mỏi, cáu gắt, buồn bực, không muốn làm bất cứ việc gì.
- Cơ thể bị đau nhức xương khớp, đau cơ không rõ nguyên nhân.
- Không muốn ăn, sụt ký không rõ nguyên do, da mặt nhợt nhạt…
- Kém tập trung, trí nhớ suy giảm trầm trọng, kiệt sức…
Nguyên nhân suy nhược cơ thể
Theo các bác sĩ, bệnh suy nhược cơ thể có thể xảy ra do nhiều nguyên do khác nhau như:
- Cơ thể phải làm việc và chịu áp lực trong suốt một thời gian dài, không được nghỉ ngơi.
- Vận động, làm việc quá sức mà không có thời gian thư giãn.
- Ăn uống không đầy đủ chất, thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Cơ thể bị suy giảm nội tiết tố như các hormon tuyến yên, tuyến thượng thận bị thay đổi đột ngột.
- Người bệnh mắc phải một số bệnh lý nặng nề trong cơ thể như huyết áp không ổn định, thiếu máu, đau nhức xương khớp, viêm nhiễm…
- Tuổi tác càng cao thì các chức năng trong cơ thể suy giảm, từ đó dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
- Cơ thể bị suy nhược cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Trong gia đình có bố mẹ, anh chị bị suy nhược cơ thể thì con có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Chẩn đoán suy nhược cơ thể
Bác sĩ chẩn đoán suy nhược cơ thể qua:
- Các triệu chứng, biểu hiện mà người bệnh gặp phải
- Tiền sử bệnh của gia đình
- Thực hiện một vài xét nghiệm như xét nghiệm công thức máu, đo mức độ đường huyết, tốc độ lắng máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra thể lực của người bệnh và thử nghiệm hormone hoạt động của tuyến giáp
Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được chẩn đoán, bạn có bị suy nhược cơ thể hay không một cách chính xác nhất
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?
Suy nhược cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, đó là:
- Người bệnh luôn cảm thấy không có năng lượng, sức lực, khó thở, thậm chí bị ngất xỉu trong quá trình vận động hoặc đang làm việc
- Có nguy cơ bị các bệnh về tim mạch cao hơn so với người khác. Nếu như người bệnh không đi khám và có biện pháp điều trị sớm thì bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể gây tử vong ở người bệnh.
- Ngoài ra, suy nhược cơ thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Ở nữ giới sẽ xảy ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt. Ở nam giới có thể xảy ra tình trạng xuất tinh sớm
Như vậy có thể thấy, suy nhược cơ thể không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản, tâm lý, tinh thần của người bệnh. Do đó, hãy quan tâm, chăm sóc bản thân mình tốt hơn bằng việc có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn và tập luyện khoa học, lành mạnh.
Suy nhược cơ thể nên ăn gì?
Người bị suy nhược cơ thể nên chú trọng vào các bữa ăn hàng ngày của mình. Bạn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để giúp phục hồi cơ thể. Đặc biệt, vitamin B và vitamin C rất cần thiết trong các bữa ăn nhằm giúp phục hồi và giảm suy nhược cơ thể.
Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng độ bền thành mạch. Từ đó giúp bạn tránh khỏi tình trạng huyết áp không ổn định. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như ổi, cam, nho, rau bina…
Vitamin B có nhiều trong khoai tây, cà chua, cá ngừ, ngũ cốc… Nhóm thực phẩm chứa vitamin B có tác dụng cung cấp năng lượng, trao đổi chất tốt và bảo vệ hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, người bị suy nhược cơ thể nên chú ý bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng như sau:
- Tinh bột: Các loại tinh bột từ khoai, bắp, gạo rất tốt cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung lượng tinh bột đầy đủ trong các bữa ăn hàng ngày.
- Chất đạm: Chất đạm có tác dụng duy trì năng lượng và tái tạo các mô cơ. Chất đạm được tìm thấy nhiều trong cá hồi, thịt bò, trứng…
- Chất béo lành mạnh: Nhóm chất béo lành mạnh cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cá hồi, dầu đậu nành, bơ là các thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh.
Thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể
Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc bổ để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe như sau:
One Daily
One Daily là một trong những loại thuốc bổ cho người bị suy nhược cơ thể được đánh giá cao. Viên uống này giúp bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Từ đó giúp cơ thể tăng cường năng lượng, hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Người bệnh uống thuốc mỗi ngày 1 viên cùng với bữa ăn để điều trị bệnh. Đây là một sản phẩm của Mỹ được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Spivital Nutri
Spivital Nutri là loại thuốc bổ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời phục hồi những tổn thương bên trong và giảm tình trạng suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc bổ này còn có tác dụng giúp bạn chống lão hóa và có một làn da mịn màng, tươi trẻ.
Người bệnh uống thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4 viên để điều trị bệnh.
Omega 3 UBB
Omega 3 UBB là sản phẩm bổ sung hàm lượng omega 3 cho cơ thể. Hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, ngăn ngừa oxy hóa, bổ não và giảm suy nhược cơ thể. Người bệnh uống thuốc mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, mỗi lần uống 2 viên sau các bữa ăn.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh suy nhược cơ thể. Khi phát hiện cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, khám và theo dõi tình trạng sức khỏe. Tránh để cho tình trạng suy nhược biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến công việc, học tập của người bệnh.
> Tìm hiểu:
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết, bệnh có hết hẳn không?
- Caffeine là gì? Tác dụng, uống nhiều có tốt không?