Thấp khớp hay viêm khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh gây ra các cơn đau nhức dữ dội khiến cuộc sống hằng ngày của người bệnh bị đảo lộn. Vậy, làm thế nào để điều trị căn bệnh này và hạn chế biến chứng? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Thấp khớp là gì?
Thấp khớp là một căn bệnh về xương khớp mãn tính. Tình trạng này xảy ra do một vài rối loạn trong hệ miễn dịch của cơ thể. Cụ thể hơn, đó là khi hoạt động của cơ quan này gặp vấn đề, nó sẽ trực tiếp tấn công các mô lành, gây tổn thương và phát bệnh.
Theo đó, viêm đa khớp dạng thấp này không chỉ gây tổn hại đến hệ thống khớp mà còn khiến các cơ quan khác như da, tim, phổi, mạch máu,… gặp nhiều vấn đề. Chính vì vậy, người bệnh này thường có dấu hiệu sưng đỏ, tê cứng các khớp, đặc biệt là ở khuỷu tay, lưng, đầu gối và bàn chân.
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tác động trực tiếp đến niêm mạc tại đây. Sau khi làm sưng khớp kèm theo các cơn đau, bệnh khiến xương bị xói mòn và biến dạng. Đa số người bệnh cảm thấy khó khăn khi thực hiện những động tác nhỏ nhất như mở nắp hộp, cầm bút viết, thậm chí là mặc quần áo.
Thống kê cho thấy, cứ khoảng 100 người thì sẽ có 5 người bị thấp khớp. Trong đó, trường hợp người bệnh từ 20 đến 40 tuổi chiếm số lượng lớn. Hơn nữa, phụ nữ đang mang bầu có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Nghiên cứu cho thấy, viêm khớp dạng thấp được chia làm hai loại. Cụ thể như sau:
- Thấp khớp có liên quan đến khớp: Bao gồm các tổn thương do viêm khớp, lupus, viêm đốt sống, bệnh gout,…
- Thấp khớp không có mối liên hệ tới khớp: Đây là dạng thấp khớp ảnh hưởng đến cơ và mô mềm.
Đây là căn bệnh tự miễn nên có diễn biến khó lường. Hơn nữa, các biến chứng có thể xảy ra được đánh giá là nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần được điều trị sớm và đúng cách.
Tuy nhiên, căn bệnh này có thể theo người bệnh cả đời. Dù là thuốc đặc trị hay phẫu thuật cũng không thể điều trị dứt điểm. Mặc dù vậy, với nền y học phát triển như hiện nay, biện pháp chữa thấp khớp được cải tiến rất nhiều nhằm ngăn chặn bệnh phát triển và hạn chế tối đa biến chứng bại liệt.
Triệu chứng bệnh thấp khớp
Thấp khớp là căn bệnh gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Theo các bác sĩ, các triệu chứng thấp khớp biểu hiện khá rõ ràng. Người bệnh có thể phát hiện ra điều bất thường và nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
- Hệ thống khớp bị co cứng, nhất là vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy. Nhiều trường hợp, tình trạng này kéo dài trong vài giờ. Tuy nhiên, không ít người bệnh lại cảm thấy triệu chứng này kéo dài cả ngày.
- Khớp bàn tay, bàn chân, đầu gối,… có dấu hiệu sưng đỏ, sờ vào có cảm giác hơi ấm. Người bệnh có thể cảm nhận khớp yếu đi từng ngày.
- Hệ thống khớp có thể bị biến dạng do các sụn bị tổn thương nặng nề. Đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh phát hiện bệnh quá trễ.
- Các cơn đau kéo dài khiến cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng và sốt cao triền miên.
Chuyên gia cho biết, bệnh này hướng đến các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân. Sau đó mới lan dần ra bàn tay, bàn chân và nhiều vùng khác trên cơ thể. Do đó, có tới trên 40% người bệnh xuất hiện các triệu chứng ở vị trí được cho không liên quan tới khớp như mắt, da, phổi, tuyến nước bọt, hệ thần kinh,…
Cách điều trị bệnh thấp khớp
Như đã đề cập ở phần trước, bệnh thấp khớp không thể được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, một số biện pháp dưới đây có thể làm chậm lại quá trình lây lan và giúp người bệnh dễ dàng vận động hơn.
Cải thiện chứng thấp khớp bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc Tây là một phương pháp luôn được ưu tiên bởi hiệu quả nhanh chóng. Mặc dù vậy, các loại thuốc này luôn tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ lên các cơ quan khác như dạ dày hoặc gan. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Loại thuốc này còn được gọi tắt là NSAIDs. Đây là thuốc chống viêm và giảm đau mạnh mẽ được bác sĩ chỉ định cho hầu hết các trường hợp viêm khớp dạng thấp. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là ù tai, hội chứng ruột kích thích,…
- Thuốc Corticosteroid: Đây cũng là một loại thuốc giúp giảm các cơn đau khớp, chống sưng viêm và ngăn chặn tình trạng tiêu hủy khớp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải chứng tăng cân đột ngột, chỉ số đường huyết tăng cao,… Do đó, liều dùng của loại thuốc này sẽ được giảm xuống ngay khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
- Thuốc chống thấp DMARDs: Loại thuốc này được áp dụng cho người bệnh nhờ cơ chế làm chấm lại quá trình tiêu hủy khớp, giúp bảo vệ và đảm bảo hoạt động của các mô. Tuy nhiên, các tổn thương trên gan, nhiễm trùng ở phối là một trong những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng loại thuốc này.
Các loại thuốc kể trên đều giúp gia tăng hệ miễn dịch, từ đó làm giảm các triệu chứng do viêm khớp thấp gây ra. Do các tác dụng phụ có thể gặp phải khá nguy hiểm nên người bệnh không nên sử dụng chúng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh các loại thuốc đặc trị thì bài tập vật lý trị liệu có ý nghĩa to lớn đối với bệnh nhân thấp khớp. Chuyên gia cho biết, những động tác, tư thế trong vật lý trị liệu đã được nghiên cứu nhằm kỹ lưỡng để khôi phục chức năng của các khớp.
Những bài tập dành riêng cho người bệnh cần được thực hiện bởi nhân viên y tế để tránh các sai lầm đáng tiếc. Bạn có thể tìm tới các trung tâm phục hồi chức năng để được tư vấn và tham gia khóa điều trị.
Can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh không thể đáp ứng hai phương pháp trên, phẫu thuật sẽ là phương án cuối cùng được bác sĩ đề ra. Theo chuyên gia, phẫu thuật được thực hiện với phục đích tìm kiếm, sửa lại và phục hồi những phần khớp bị tổn thương. Dưới đây là một số kỹ thuật được áp dụng trong điều trị thấp khớp:
- Sửa chữa dây chằng: Đây là phẫu thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành mổ và sửa lại hệ thống dây chằng và giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn.
- Thay thế các khớp: Ở kỹ thuật này, các khớp bị hỏng sẽ được lấy ra, thay thế bằng chất liệu nhân tạo nhằm đảm bảo chức năng.
- Làm chảy các khớp: Nhờ việc làm chảy các khớp bị biến dạng, bác sĩ sẽ tiến hành định hình lại cấu trúc của chúng.
Bệnh thấp khớp nên ăn gì?
Có thể nói, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định quá trình điều trị thấp khớp có hiệu quả hay không. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp dưỡng chất cho việc hồi phục khớp.
- Rau xanh: Theo nghiên cứu, các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina, bắp cải, súp lơ,… chứa hàm lượng lớn vitamin A, K, C cùng nhiều khoáng chất. Điều này rất cần thiết khác nhằm tăng sức đề kháng cho xương và làm chậm quá trình thoái hóa trên cơ thể.
- Cá biến: Một số loại cá biển như cá hồi, cá mòi, cá ngữ,… được đánh giá là thực phẩm thiết yếu cho những người bệnh thấp khớp. Trong các loại cá này có chứa nhiều axit béo tốt cho cơ thể như omega 3. Chúng có tác dụng giảm đau, sưng viêm rất tốt. Đồng thời omega 3 còn kích thích cơ thể sản sinh chất bôi trơn và tăng tính linh hoạt cho các khớp.
- Các loại gia vị có tính nóng: Tỏi, gừng, hành, nghệ đều là các gia vị phổ biến được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày. Ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn thì chúng còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch và loại bỏ các yếu tố gây viêm nhiễm trên xương khớp. Để làm được điều này là nhờ các chất như thiacremonone, curcumin,…
- Các loại quả mọng: Quả mọng ở đây là dâu tây. việt quất, nho, mận hoặc anh đào. Chuyên gia đã tìm thấy hàng loạt các vitamin và chất folateanthocyanins có công dụng tiêu viêm, giảm đau và chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Các loại hạt: Chuyên gia cho biết, các loại hạt như óc chó, macca, hạt điều, hạnh nhân rất giàu chất dinh dưỡng (canxi, kẽm, protein) nhằm tăng sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể.
Bệnh thấp khớp kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần thiết cho việc phục hồi xương khớp, người bệnh cần cân bằng chế độ dinh dưỡng này. Để làm được điều đó, bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ một số món ăn, thức uống có hại cho xương khớp dưới đây.
- Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh là dạng thực phẩm được chế biến với nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, đồ đóng hộp, đồ chiên xào,… Hơn nữa, trong chúng còn là lượng lớn gia vị muối, chất bảo quản. Tất cả các yếu tố này đều góp phần gây sưng và tiêu hủy xương khớp.
- Các thực phẩm chứa omega 6: Omega 6 là hoạt chất được các bác sĩ khuyến cáo nên loại bỏ khỏi chế độ dinh dưỡng của người bệnh thấp khớp. Do đó, người bệnh hãy cẩn trọng với dầu hướng dương, dầu bắp,…
- Chất kích thích: Một số loại đồ uống như rượu, bia, nước ngọt có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận và làm gián đoạn quá trình đào thải độc tố. Chúng là điều kiện để các tác nhân gây hại trú ngụ và gây bệnh cho nhiều bộ phận trên cơ thể.
- Đường: Các đồ ăn ngọt chứa rất nhiều đường. Đây là gia vị không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, dụng nạp quá nhiều đường có thể khiến khớp bị viêm nhiễm trầm trọng.
- Thịt đỏ: Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt chó, thịt trâu,… chữa nhiều chất béo bão hòa. Chúng làm tăng nguy cơ gây gout và khiến triệu chứng thấp khớp trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, ăn các loại thịt này khiến trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng. Điều này đã tạo áp lực lên toàn bộ hệ thống xương khớp và gây thoái hóa.
Ngăn ngừa thấp khớp như thế nào?
Có thể nhận thấy thấp khớp làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, thay vì bận tâm đến cách điều trị, mọi người nên quan tâm đến biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng không chỉ khiến xương chắc khỏe mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài.
- Bổ sung thực phẩm chức năng: Rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp không được bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe được chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, người dùng cần tuân thủ các hướng dẫn, liều dùng, liệu trình từ nhà sản xuất.
- Chế độ ngủ nghỉ hợp lý: Thiếu ngủ hay tinh thần căng thẳng kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, dây thần kinh bị tổn thương. Lâu dần, cơ thể bị suy nhược và khiến cơ thể mắc nhiều bệnh lý, trong đó có thấp khớp. Do đó, người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi ngày làm việc bằng cách ngâm mình, chơi thể thao,…
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Nghiên cứu cho thấy, các bài tập thể dục hoặc các môn thể thao không chỉ tăng cường thể chất mà còn giúp tinh thần sảng khoái, thư giãn đầu óc. Theo đó, 30 phút đi bộ mỗi buổi sáng hay 1 tiếng trong phòng gym có thể giúp bạn phòng ngừa các căn bệnh về xương khớp.
- Hạn chế làm việc quá sức: Thường xuyên khuân vác vật nặng khiến xương khớp nhanh chóng bị bào mòn và kích thích quá trình thoái hóa tự nhiên. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Biến chứng bại liệt hoàn toàn có thể xảy ra.
- Từ bỏ các thói quen xấu: Nhiều người có thói quen ngồi vắt chân, ngồi xổm quá lâu, lười vận động hay ngủ 1 tư thế có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp rất cao. Không chỉ vậy, những hành động này còn làm hỏng cấu trúc khung xương, ảnh hưởng đến ngoại hình. Vì vậy, các bạn cần loại bỏ thói quen này ngay hôm nay nhé!
- Khám định kỳ: Khám tổng quát định kỳ là việc làm cần thiết để theo dõi và phát hiện bệnh sớm nhất. Tuy nhiên, không nhiều người coi trọng vấn đề này khiến bệnh âm thầm tiến triển xấu. Do đó, hãy thực hiện khám định ký 3 tháng một lần để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!
Trên đây là một số thông tin tóm tắt về căn bệnh thấp khớp. Đây là tình trạng có diễn biến lâu dài. Do đó, mỗi người trong chúng ta nên chủ động phòng tránh. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu bất thường ở xương khớp, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!