Vôi hóa cột sống chứng bệnh phổ biến mà nhiều người bị ám ảnh. Vậy căn bệnh vôi hóa cột sống là gì? Chúng có nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Vôi hóa cột sống là gì?
Hệ cột sống thông thường sẽ bao gồm phần thân, phần lỗ và các cung của đốt sống. Trong đó phần cung sẽ được cấu tạo xung quanh các lỗ, cứ 2 cuồng cung sẽ có một lỗ. Đây là không gian để cho mạch máu, dây thần kinh chạy qua. Bên cạnh đó bao quanh đốt sống còn có hệ thống các dây chằng với nhiệm vụ hỗ trợ vận động cho cột sống.
Vôi hóa cột sống hay còn được gọi là gai cột sống. Căn bệnh này được biểu hiện bởi dây chằng có canxi lắng đọng bám vào thân. Rồi hình thành các mấu ngang hay mấu gai quanh đốt sống làm cho mạch máu, các dây thần kinh bị chiếm không gian, bị chèn ép làm cho đau đớn, giảm khả năng vận động.
Nếu là trước đây căn bệnh sẽ hay gặp ở đối tượng có tuổi tứ tuần và người già vì thời điểm này xương khớp bị lão hóa nhan. Nhưng hiện nay bệnh đã được biểu hiện ở đối tượng trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sinh hoạt không khoa học đến tính chất đặc thù của công việc,…
Nguyên nhân vôi hóa cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cột sống bị vôi hóa. Tuy nhiên sẽ luôn có những nguyên nhân tác động chính và phụ. Dưới đây sẽ là thống kê về các nguyên nhân hay gặp nhất, gồm:
- Do tuổi tác: Như đã trình bày thì bắt đầu từ độ tuổi tứ tuần thì những cơ quan bên trong cơ thể đã bước vào thời kỳ lão hóa rất nhanh chóng. Việc sản xuất tế bào mới để bù đắp cho các tế bào cũ mất đi không đủ, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng,… Nếu lúc trẻ không ăn uống đủ chất, ăn uống khoa học thì khi về già xương nhanh lão hóa, dễ yếu giòn. Thêm vào đó theo nghiên cứu thì nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới vì sinh hoạt không khoa học, thường xuyên làm các việc nặng,…
- Do chấn thương: Sự chấn thương này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do lao động và tập luyện bị quá sức, vận động sai tư thế,…
- Canxi bị lắng đọng bất thường: Các trường hợp canxi bị lắng đọng xảy ra rất, nhưng một khi đã xảy ra thì thường không tìm được nguyên nhân. Do vậy sẽ khiến cho lượng calcipyrophosphat bám nhiều vào các dây chằng, từ đó tạo vôi hóa hoặc gai xương.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì vôi hóa cột sống còn được hình thành do bị thừa cân, ăn uống thiếu chất, người cao tuổi, thường xuyên lao động nặng, người thu nhận canxi bất thường,…
Triệu chứng vôi hóa cột sống
Cũng tương tự như các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác thì vôi hóa cột sống cũng làm cho người bệnh sự khó chịu nhất định. Với các dấu hiệu nhận biết điển hình như:
- Hình thành những cơn đau ở cổ, vai, hông và đùi. Nguyên nhân do phần gai xương càng lớn dần nên chèn ép nhiều lên dây thần kinh, cơ. Từ đó gây ra đau.
- Chân tay bị tê bì: Một khi người bệnh bị vôi hóa thì gai thường trực tiếp tác động lên dây thần kinh, ảnh hưởng đến cổ và thắt lưng gây ra tê bì.
- Không tự chủ về tiểu tiện: Khi vôi hóa càng mạnh mẽ thì ống tủy sẽ bị hẹp đi. Làm cho người bệnh dễ không tự chủ khi tiểu tiện.
Chẩn đoán vôi hóa cột sống
Như nhận định thì bệnh vôi hóa thường hay lẫn với những bệnh về xương khớp khác như thoái hóa cột sống. Do vậy ngoài việc thăm khám thì để chắc chắn bạn nên làm thêm một vài xét nghiệm khác về cận lâm sàng như:
- Chụp CT: Qua hình ảnh các bác sĩ sẽ nhìn thấy được biểu hiện cột sống, sau đó chẩn đoán để xác định rồi phát hiện các biến chứng.
- Chụp X-quang: Dùng tia X để phản ánh mô xương của cơ thể. Thủ thuật này giúp cho chuyên khoa chẩn đoán chính xác hơn.
- Chụp MRI: Thể hiện chi tiết những hình ảnh của mô mềm xung quanh phần cột sống như địa đệm, dây thần kinh và dây chằng.
Cách chữa vôi hóa cột sống
Để chữa trị bệnh vôi hóa cột sống thì bạn có thể lựa chọn một trong những phương pháp chính sau đây. Những phương pháp này đã được áp dụng và cho phản hồi khá tích cực từ người bệnh.
- Điều trị bằng thuốc Tây: Như các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ hay thuốc cải thiện về mật độ của sụn khớp.
- Sử dụng bài thuốc từ dân gian: Đây là phương pháp khá an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí mà người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng vật liệu sẵn có tại vườn nhà. Nổi bật phải kể đến chính là ngải cứu, lá lốt, mật ong,…
- Vật lý trị liệu: Đó là tia hồng ngoại, dùng điện năng và nhiệt hoặc là các bài tập giúp kéo giãn cột sống,…
- Phẫu thuật: Với những trường hợp bệnh vôi hóa nặng hay áp dụng các biện pháp trên mà không hiệu quả thì phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng. Hiện nay có hai sự lựa chọn phẫu thuật chính được chọn là mổ hở và mổ nội soi.
Phòng ngừa vôi hóa cột sống
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh. Vì vậy, bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa vôi hóa cột sống thật tốt để căn bệnh không có cơ hội tìm đến nhé.
- Nói không với các tư thế không đúng trong lao động và trong sinh hoạt như: Đừng im một tư thế lâu, ngồi lâu, sai tư thế, mang vác nặng quá sức,…
- Duy trì mức cân nặng lý tưởng để tránh thừa cân, béo phì
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tập luyện các bài thể dục vừa sức
- Kiểm tra định kỳ sức khỏe để kịp thời phát hiện những dị dạng trong cột sống. Từ đó có biện pháp ngăn chặn cũng như chữa trị kịp thời
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vôi hóa cột sống mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo thêm. Cũng hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó biết cách nhận biết cách dấu hiệu, lựa chọn hướng điều trị phù hợp và xây dựng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn!
>> Tìm hiểu:
- Cong vẹo cột sống là gì? Hậu quả và cách chữa
- Cấu tạo cột sống con người, chức năng và bệnh thường gặp
Bài viết được chỉnh sửa ngày 21 Tháng Ba, 2021