Xương ức nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Xương ức là những chiếc xương có hình dạng như chiếc cravat có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc liên kết xương sườn. Đồng thời bảo vệ các bộ phận bên trong lồng ngực. Biết được vị trí, cấu tạo và chức năng của xương ức sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Vậy, xương ức nằm ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc một số kiến thức liên quan đến xương ức.

Xương ức nằm ở đâu?

Xương ức còn được gọi là xương lồng ngực. Giải phẫu xương ức cho thấy đây là một ống xương hình dẹp và dài. Nó góp phần không nhỏ trong cấu tạo của lồng xương sườn. Bảo vệ các cơ quan bên trong lồng ngực gồm có phổi, tim, gan, lá lách và các mạch máu quan trọng trên cơ thể như tĩnh mạch, động mạch chủ,…

Trên cơ thể người, xương ức là vị trí kết nối với các xương sườn qua các đầu sụn. Hình thành nên mặt trước của lồng ngực. Bất kỳ một chấn thương, khiếm khuyết hay dị tật nào của xương ức đều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta.

>> Tìm hiểu: Bộ xương người có bao nhiêu xương? Cấu tạo và giải phẫu chi tiết

Xương ức nằm ở đâu

Cấu tạo của xương ức

Tài liệu giải phẫu y khoa về xương ức cho thấy, xương ức có một số đặc điểm riêng biệt như:

  • Ống xương ức không đều, có bề mặt phẳng và dài
  • Phần đầu trên của xương ức góp phần trong việc hỗ trợ xương đòn.
  • Mép xương ức ở hai bên lồng ngực đóng vai trò là điểm neo cho 7 cặp sụn sườn đầu tiên
  • Dây chằng xương ức được gắn vào mặt trong của xương ức
  • Độ dài trung bình của xương ức khoảng 17cm. Độ dài ở xương ức ở nam giới dài hơn ở nữ giới.

Từ những cấu tạo riêng biệt này, cấu tạo của xương ức được chia thành 3 phần là cán ức, thân ức và mũi ức. Chi tiết như sau:

Cán ức

Cán ức là phần trên của xương ức và có độ rộng nhất. Nó có hình tứ giác với 4 đường viền rõ ràng. Phần rộng nhất là ở trên cùng và dần thu hẹp về phía dưới, kết thúc ở thân ức.

Phần này chứa rất nhiều tĩnh mạch, có thể cảm nhận được bằng tay. Ở hai bên là rãnh xương đòn trái và rãnh xương đòn phải, giữ nhiệm vụ liên kết chặt chẽ giữa những chiếc xương với nhau.

Ở cán ức có một vị trí lõm hơn hẳn làm nổi lên các đường viên ở bên. Bên dưới có một khía nhỏ có vai trò tiếp nhận, kết nối sụn viền của cặp xương sườn số 2.

Thân ức

Thân ức có độ dài nhất trong cấu tạo xương ức. Bộ phận này có hai mặt rõ rệt ở phía trước và phía sau. Mặt phía trước có cấu tạo phẳng và mặt phía sau có cấu tạo lõm.

Ở trên thân ức có các góc xương nằm bên trên, ngay điểm giao thoa với cán ức. Các góc xương này có thể lõm hoặc có thể tròn tùy vào cấu tạo cơ thể đặc trưng của mỗi người. Những góc xương này sẽ kết nối với cán ức để tạo thành điểm cặp cho cặp xương sườn thứ hai bám nối vào.

Ngoài ra, ở phần dưới của thân ức còn có 4 điểm lõm. Các điểm lõm này tiếp nhận đầu sụn của 4 cặp xương sườn từ vị trí số 3 đến số 6. Bên dưới nó có một góc nhỏ giữ nhiệm vụ hỗ trợ và kết nối thân ức với mũi ức. Ngoài ra nó còn tạo thành một điểm tựa vững chắc để cặp xương sườn thứ 7 bám nối vào.

Cấu tạo của xương ức

Phần mũi ức

Mũi ức là đoạn nằm ở phía dưới cũng là vị trí cuối cùng của xương ức. Đoạn xương này khá nhỏ, có góc nhọn, phần trên nối với thân ức.

Ở phía dưới nó liên kết với đoạn thân ức, tạo thành điểm trụ vững chắc cho đầu sụn của cặp xương sườn thứ 7 bám dính vào. Ở mặt sau của xương mũi ức kết nối với màng ngoài tim, thông qua hệ thống dây chằng dưới tim, phía ngoài.

Cấu trúc của tổng thể của xương ức được bao phủ bởi lớp màng mỏng của xương đặc phía ngoài. Bên cạnh đó, ở giữa mặt khớp xương đòn cũng được bao phủ một lớp màng dày. Bên trong được cấu tạo từ rất nhiều mạch máu.

Theo quy luật phát triển tự nhiên, xương ức của cơ thể người được hình thành và phát triển tự hai thanh sụn ở bên trái và bên phải. Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng sẽ hợp nhất với nhau tạo thành một chiếc xương ứng nằm dọc ở vị trí giữa ngực.

Ngoài ra, ở mỗi bên thanh sụn sẽ kết nối với các vòi tương ứng của xương sườn.

Thông thường, xương ức của con người được hình thành bởi 6 trung tâm. Trong đó có một trung tâm cho sự phát triển của cán ức. 4 trung tâm tiếp theo hỗ trợ sự phát triển của thân ức. Phần trung tâm còn lại dành cho mũi ức.

Dựa theo đặc điểm này, chúng ta có thể biết được sự hình thành của xương ức qua độ tuổi như sau:

  • Phần cán xương ức và đoạn đầu tiên của thân ức thường hình thành và phát triển khi thai nhi được 6 tháng tuổi
  • Đoạn thứ 2 và thứ 3 phát triển khi thai nhi được 7 tháng tuổi
  • Phần thứ 4 của xương ức phát triển ở 12 tháng đầu đời
  • Cuối cùng là mũi ức, bộ phận này thường phát triển từ khi trẻ được 5 tuổi đến khi bước vào độ tuổi trưởng thành.

Mọi người cần lưu ý rằng cấu tạo của mũi ức là một góc nhọn nên có thể gây ra tình trạng tổn thương gan, xuất huyết gan và dẫn đến tử vong nếu ép ngực không đúng cách hoặc mũi ức bị tác động vật lý quá mạnh.

Chức năng của xương ức

Chức năng của xương ức

Từ đặc điểm giải phẫu và cấu tạo đặc trưng của xương ức, bộ phận này giữ những nhiệm vụ sau:

  • Hỗ trợ khả năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Cùng với việc liên kết với xương sườn và đoạn cột sống ngực sẽ tạo thành lồng ngực có chức năng bảo vệ trái tim, hệ thống mạch máu trong lồng ngực khỏi những tác động vật lý từ bên ngoài.
  • Xương ức giữ vai trò là nơi bám đỡ và cố định các dây chằng bên ngoài xương. Giúp ổn định chức năng của những chiếc xương xung quanh.
  • Đóng vai trì là điểm liên kết chắc chắn cho các bộ phận khác trên hệ thống xương khớp, đặc biệt là xương đòn và xương sườn.
  • Tạo sự gắn kết cho hệ thống cơ vùng bụng và phần ngực. Ổn định chức năng và sự hoạt động của lồng ngực và ổ bụng.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến mọi người một số kiến thức cơ bản về xương ức, bộ phận giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các cơ quan nội tạng trên cơ thể. Hy vọng đã giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích về cấu tạo cơ thể người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương ngoài ý muốn. Chúc bạn đọc sức khỏe!

>> Xem thêm: Con người có bao nhiêu xương sườn? Chức năng và giải phẫu

Bài viết được chỉnh sửa ngày 21 Tháng Ba, 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *