Đau nhức xương khớp khắp người là bệnh gì? Phải làm thế nào?

Đau nhức xương khớp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Bạn đã biết cách xử lý hiệu quả nhất hay chưa? Đường bỏ lỡ những thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề nói trên trong bài viết nhé!

Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp trên thực tế không phải là một tình trạng bệnh lý cụ thể mà là triệu chứng của các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như khuỷu tay, đầu gối, thắt lưng,…

Theo các bác sĩ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một trong những bệnh sau đây:

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp được nhận định là tình trạng phổ biến nhất gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở người bệnh. Bệnh lý này được chia thành hai dạng chính, đó là:

  • Thoái hóa khớp (tiếng anh: Osteoarthritis): Tình trạng này thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi khi cơ thể đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng lão hóa. Thoái hóa khớp liên quan chủ yếu đến việc các khớp xương bị hao mòn và ảnh hưởng do tác động của thời gian. Bệnh tiến triển chậm và thường gặp ở các khớp xương được sử dụng nhiều như cổ tay, hông, đầu gối, lưng dưới.
  • Viêm khớp dạng thấp (tiếng anh: Rheumatoid arthritis): Dạng thứ hai chính là viêm khớp dạng thấp, được ước tính là ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người bệnh mỗi năm. Khác với thoái hóa khớp, tình trạng này liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch, từ đó gây biến dạng và suy giảm chức năng khớp xương theo thời gian. Cũng theo các nhà nghiên cứu, viêm khớp dạng thấp xảy ra nhiều hơn ở nữ giới.

Đau nhức xương khớp

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là những túi dịch nằm bên trong khớp xương của con người, đảm nhận nhiệm vụ giảm xóc và bôi trơn, giúp các khớp hoạt động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bao hoạt dịch bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như chấn thương, vi khuẩn xâm nhập,… chúng có thể bị viêm và sưng tấy lên.

Hậu quả của tình trạng này là người bệnh bị đau nhức dữ dội ở vị trí khớp xương có bao hoạt dịch viêm, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thường ngày.

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn dịch thuộc dạng mãn tính, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả xương khớp. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh rồi gây ra hiện tượng viêm. Hiện nay, vẫn chưa bất kỳ biện pháp điều trị dứt điểm nào đối với bệnh lupus. Người bệnh chỉ có thể dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và duy trì sức khỏe cho cơ thể.

Bệnh lý gout

Nếu cơn đau nhức kèm theo sưng tấy khớp thường xảy ra ở bàn chân, ngón chân hoặc ngón tay, rất có thể người bệnh đã mắc phải gout. Gout là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng tích tụ axit uric bên trong đường máu. Các triệu chứng của bệnh thường có mức độ vừa và nặng, trong trường hợp điều trị muộn, gout trở thành mãn tình và có khả năng gây hỏng khớp vĩnh viễn.

Các nguyên nhân bệnh lý khác

Bên cạnh những bệnh lý phổ biến đã nêu ở trên, tình trạng xương khớp đau nhức cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề khác như: Loãng xương, ung thư xương, nhiễm trùng khớp, viêm gân cơ, một số bệnh truyền nhuyễn như quai bị, viêm gan,…

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Không chỉ có yếu tố bệnh lý, người bệnh bị đau nhức ở xương khớp còn có thể bị tác động bởi các nguyên nhân chủ quan khác. Chúng bao gồm:

Vận động thể chất ở cường độ cao

Theo các bác sĩ, việc vận động liên tục ở cường độ cao rất dễ gây ra tình trạng xương khớp, cơ bắp bị đau nhức khó chịu. Ví dụ: Vận động viên thể thao, công nhân xây dựng mang vác nặng,… Khi cơ thể buộc phải hoạt động trong một thời gian dài, hệ thống xương khớp và cơ bắp phải chịu đựng rất nhiều căng thẳng.

Nếu không được nghỉ ngơi hồi phục sau đó, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như thoát vị hay thoái hóa sẽ càng gia tăng.

Thừa cân và chứng béo phì

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa đau nhức xương khớp và vấn đề béo phì, dư thừa cân nặng. Nguyên nhân là vì xương khớp của con người vốn phải chịu đựng áp lực từ việc nâng đỡ những khối thịt cũng như cơ bắp mỗi ngày. Do vậy, một khi trọng lượng của khối thịt, cơ bắp tăng lên, áp lực tác động lên  xương khớp cũng sẽ có xu hướng tăng cao.

Nếu vấn đề này không được xử lý kịp thời, điều tất yếu xảy ra ở xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn, dẫn đến những cơn đau nhức kéo dài khó chịu ở người bệnh.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Tuổi tác

Tuổi tác là một yếu tố rủi ro mà con người không thể nào tác động vào được. Theo thời gian, xương khớp sẽ bị thoái hóa dần dần, dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê mỏi thường xuyên. Tình trạng này xảy ra khi con người bước vào độ tuổi ngoài 40 nhưng cũng có những trường hợp sớm hơn do tác động từ đặc thù công việc hay lối sống.

Các chuyên gia nhận định rằng dù con người không thể trốn tránh khỏi tuổi tác nhưng có thể ngăn chặn quá trình lão hóa bằng cách xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, cân bằng và khó học.

Thói quen sống

Có hai thói quen sống kèm lành mạnh rất dễ gây ra những vấn đề tiêu cực đối với xương khớp là hút thuốc là và lười vận động. Theo đó, khi một người không chịu luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, cơ bắp, xương khớp sẽ không thể giải tỏa những áp lực mà chúng phải chịu đựng hàng ngày. Lâu dần, căng thẳng tích tụ lại, khiến xương khớp nhanh chóng bước vào giai đoạn thoái hóa.

Còn đối với vấn đề hút thuốc, các chuyên gia cho rằng các chất độc như nicotin từ sản phẩm công nghiệp này có thể khiến xương khớp hấp thụ dinh dưỡng kém đi. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng làm phổi yếu hơn, khiến quá trình trao đổi khí oxy đạt hiệu quả thấp. Những điều này nếu không được khắc phục sớm thì sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức cơ xương khớp kéo dài dai dẳng.

Giới tính

Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học nhận thấy phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn đàn ông. Trong khi đó, nam giới lại dễ bị gout hơn nữ giới.

Hiện nay chưa có lời giải đáp chính xác cho vấn đề này, tuy nhiên các chuyên gia đã đặt ra một số giả thuyết khác nhau. Theo đó, nữ giới phải trải qua quá trình mang thai và sinh nở tác động rất lớn đến các khớp xương háng và đầu gối. Còn đối với nam giới, việc sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc thói quen ăn nhậu thường xuyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Triệu chứng đau nhức xương khớp

Tùy vào nguyên nhân mà các triệu chứng đi kèm cũng như mức độ đau nhức xương khớp sẽ khác nhau. Thông thường, nếu nguyên nhân xuất phát từ chấn thương trong hoạt động thường ngày, người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp đau kéo dài và có các dấu hiệu khác kem theo, người bệnh không thể chủ quan xem thường.

Theo các bác sĩ, người bệnh xương khớp đau nhức có thể gặp phải các biểu hiện sau đây:

Cảm giác đau nhức ở các khớp

Đây có thể xem là triệu chứng điển hình và nổi bật nhất mà người bệnh gặp phải. Những cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khớp khác nhau, trong đó đa phần là các khớp xương lớn như hông, đầu gối, bả vai, cổ gáy,… Ban đầu, đau chỉ là cảm giác âm ỉ, day dứt nhưng về sau có thể trở nên buốt nhức, dữ dội rất khó chịu. Cơn đau cũng có xu hướng kéo dài ở những bệnh nhân xương khớp mãn tính.

Tê bì ở tay hoặc chân

Triệu chứng này thường xuất hiện ở người bệnh thoái hóa xương khớp cột sống có hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn lên dây thần kinh. Nếu thoát vị ở đốt sống cổ thì tay có thể bị tê bì khó chịu. Trong trường hợp tổn thương xảy ra ở thắt lưng, hai chân là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Cảm giác tê bì ban đầu có thể chỉ lâm râm như kiến bò nhưng nếu dây thần kinh bị chèn ép nhiều hơn, người bệnh có khả năng cảm thấy nhói buốt như điện giật. Thậm chí nếu dây thần kinh đuôi ngựa gần thắt lưng bị chèn, người bệnh còn có thể bị mất kiểm soát hệ thống nội tạng như ruột và bàng quang.

Triệu chứng đau nhức xương khớp

Cứng và khô khớp

Hiện tượng cứng và khô khớp cũng là một trong những triệu chứng đi kèm phổ biến. Đây được xem là hệ quả tất yếu của việc đau nhức kéo dài, khớp xương bị hao mòn nghiêm trọng hơn. Khô cứng khớp thường khiến khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm đáng kể, gây ảnh hưởng rất lớn đến các sinh hoạt thường ngày.

Theo các bác sĩ, tình trạng khô khớp, cứng khớp xuất hiện vào thời điểm người bệnh ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian dài, ví dụ như khi vừa ngủ dậy, khi ngồi một chỗ quá lâu,…

Sưng tấy và nóng đỏ ở khớp

Đối với trường hợp xương khớp đau nhức có xuất hiện phản ứng viêm, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng sưng tấy và nóng đỏ ở các khớp. Nếu triệu chứng sưng tấy nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy khó khăn khi thực hiện những sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh các dấu hiệu nổi bất kể trên, có một số người bệnh xương khớp còn bị thiếu máu, ăn ngủ không ngon, giảm cân, yếu sức, mất sức ở hai chân,…

Cách điều trị đau nhức xương khớp

Người bệnh trước hết cần được chẩn đoán chính xác về nguyên nhan gây ra đau nhức xương khớp. Sau đó, dựa theo tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng, các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng các phương án điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay, đa số các trường hợp đều sử dụng Tây y, một số khác thì kết hợp thêm cả Đông y hoặc thuốc Nam. Dù biện pháp xử lý là gì, người bệnh tốt nhất nên thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của chuyên gia.

Thuốc trị đau nhức xương khớp

Tùy theo nguyên nhân bệnh lý mà thuốc được kê đơn có thể khác nhau. Dưới đây là một số loại tân dược được sử dụng phổ biến nhất:

  • Thuốc NSAIDS: Các tình trạng đau nhức ở mức nhẹ và vừa kèm theo sưng tấy có thể dùng NSAIDS – thuốc kháng viêm không steroids. Thuốc có thể giúp đẩy lùi nhanh chóng các cảm giác khó chịu mà người bệnh đang phải chịu đựng. NSAIDS gồm: Ibuprofen, aleve, paracetamol,…
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Các trường hợp đau nhức dữ dội hơn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau gây nghiện. Tuy nhiên, do loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần tuyệt đối dùng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ. Ví dụ: Tramadol và codein.
  • Thuốc giãn cơ: Có nhiều bệnh nhân đau xương khớp cũng sử dụng thêm cả thuốc giãn cơ. Tác dụng chính của thuốc cũng là giảm đau, bên cạnh đó đây là thuốc kê đơn cần có hướng dẫn từ bác sĩ. Ví dụ: Tizanidine, chlorzoxazone,…
  • Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp đặc thù hơn vì bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như DMARD (Arava, methotrexate), corticosteroids (Dexamethasone) kết hợp cùng NSAIDS.
  • Thuốc điều trị các tình trạng không liên quan xương khớp: Với các trường hợp khác: Lupus ban đỏ (Prednisone, benlysta, corticosteroids), gout (Colchicine và thuốc hạ axit uric như probenecid, allopurinol,..). Người bệnh nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ và dùng thuốc theo đứng đơn kê để tránh các tác dụng không mong muốn.

Thuốc trị đau nhức xương khớp

Thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp

Giống như Tây y, các bài thuốc Đông y cũng được kê đơn dựa theo nguyên nhân, thể bệnh, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Đông y thường giúp cải thiện triệu chứng với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc vừa. Người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ khám chữa Đông y uy tín, tốt nhất là trực thuộc bệnh viện công lập để đảm bảo an toàn.

Một số bài thuốc Đông y thường dùng với bệnh nhân đau xương khớp là:

  • Bài thuốc Đông y cho thoái hóa khớp xương: Các vị thuốc được kê đơn gồm có: 9g quế chi, quy đầu, bạch thược, xuyên khung, mộc qua, xương truật; 3g táo đỏ, tam thất, sinh khương; 6g cam thảo và 15g cát căn. Cách sử dụng: Sắc uống.
  • Bài thuốc Đông y cho viêm khớp dạng thấp: Bài thuốc gồm các vị: 8g quế chi, y truật, đàn nhân, xuyên sơn giáp, nam tinh, bạch giới tử, ma hoàng; 12g cương tằm, bạch thược, phòng phong, tri mẫu, liên kiều; 16g ngân hoa, tỳ giải; 20g hy thiêm, thổ phục linh và 6g cam thảo. CÁch sử dụng: Sắc uống.

Đau nhức xương khớp nên được giải quyết sớm để phòng tránh các nguy cơ tổn hại đến sức khỏe về sau. Người bệnh ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì nên đi thăm khám để được chẩn bệnh và điều trị hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *