Thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm, có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh được nhắc đến rất nhiều trong các bệnh mãn tính về xương khớp. Thế nhưng, thoát vị đĩa đệm là gì, nguyên nhân mắc bệnh do đâu, triệu chứng và cách điều trị như thế nào thì không phải ai cũng biết. Điều này đã dẫn đến không ít biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để nắm rõ thông tin về căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cấu trúc bình thường của đĩa đệm là nhân nhầy và lớp bao xơ được cấu tạo từ nhiều vòng xơ khác nhau. Ở những người khỏe mạnh, bao xơ sẽ bao bọc lấy phần nhân nhầy bên trong. Lúc này, đĩa đệm giữ vai trò giảm xóc và tăng cường sự linh hoạt cho cử động xương khớp.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các vòng xơ của đĩa đệm bị nứt, thủng hoặc rách khiến phần nhân nhầy tràn ra bên ngoài. Nhân nhầy, bao xơ sẽ va chạm và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc mô mềm cùng hệ thống dây thần kinh xung quanh. Vì vậy, người bệnh thường gặp phải cảm giác đau nhức, khó chịu khi bị thoát vị đĩa đệm.

Cột sống của con người kéo dài từ cổ xuống phần thắt lưng. Cứ mỗi 2 đốt sống liền kề sẽ có một đĩa đệm ở giữa. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí đốt sống nào. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ là những tổn thương phổ biến nhất.

Do cổ và thắt lưng là các vị trí thường xuyên phải cử động và chịu trách nhiệm nâng đỡ chính của toàn bộ trọng lực thân trên cơ thể. Vì thế, tổn thương về xương khớp thường gặp như: thoái hóa, viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm,… là rất khó tránh khỏi.

Thoát vị đĩa đệm

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương – chỉnh hình, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy vậy cũng có rất nhiều nhóm đối tượng khác dễ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể là:

  • Người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, thường mang vác vật nặng trên lưng, trên đầu hoặc trên cổ
  • Người làm các công việc mang tính đặc thù. Người lao động thường xuyên phải ngồi, đứng hoặc cúi xuống khiến cổ và thắt lưng phải chịu áp lực lớn.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về cột sống, xương khớp như: Gai cột sống, trượt đối sống,…

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Cũng theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó các nhóm nguyên nhân chính được đề cập đến nhiều nhất là:

Tuổi tác

Trưởng thành và lão hóa là quy luật sinh tồn tự nhiên mà người nào cũng phải trải qua. Có người bị lão hóa sớm, có người bị lão hóa muộn nhưng đều không thể tránh khỏi quy luật này. Sự xuống cấp, già nua của hệ thống xương khớp, dây chằng, cơ, sụn khớp, đĩa đệm,… sẽ dần khiến đĩa đệm bị bào mòn và suy giảm chức năng vốn có. Dần dần khiến bao xơ đĩa đệm bị nứt, rách dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thói quen sinh hoạt

Ngồi làm việc, ngồi học tập sai tư thế, thường xuyên bẻ cong đường cong sinh lý, ngồi nghiêng, ngửa hoặc cúi người quá thấp đều gây ra những tác động tiêu cực đến xương khớp và khiến đĩa đệm dần bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Hệ quả dẫn đến là mắc bệnh thoát vị đĩa đệm dù còn đang trẻ tuổi.

Chấn thương

Trong quá trình làm việc, lao động, sinh hoạt người lao động sẽ khó tránh khỏi sự va chạm, ngã, tai nạn giao thông,…… Những chấn thương này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa xương khớp. Nếu không được điều trị hiệu quả càng làm tăng nguy cơ loãng xương và lão hóa sớm. Từ đó dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm ngay tại những vị trí bị chấn thương trước đó.

Yếu tố cân nặng

Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn đối mặt với bệnh thoát vị đĩa đệm. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thừa cân béo phì sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống xương khớp, cột sống. Đương liên lúc này đĩa đệm sẽ bị đè nén nghiêm trọng hơn, theo thời gian cân nặng sẽ làm vượt quá giới hạn chịu đựng của đĩa đệm và dẫn đến thoát vị.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Chất kích thích

Chất kích thích, đồ uống độc hại như: Bia, rượu, nước ngọt, thuốc lá, cafe,… đều là những thực phẩm làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Song song với đó là hiện tượng tích tụ độc tố trong gan, thận, xương khớp, đĩa đệm,… Vì thế, nghiện chất kích thích cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Chế độ dinh dưỡng

Canxi, vitamin và khoáng chất là các thành phần dinh dưỡng rất quan trọng đối với xương, sụn khớp và đĩa đệm. Nó duy trì sự dẻo dai, linh hoạt và làm tăng sức bền cho hệ vận động. Do đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa và dẫn đến đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung đều diễn tiến âm thầm trong một thời gian dài. Đa phần các trường hợp bệnh đều không được phát hiện ngay giai đoạn khởi phát. Chỉ đến khi các biểu hiện bệnh bắt đầu dữ dội và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày mới được chú ý điều trị.

Để nhận diện bệnh kịp thời, bạn có thể căn cứ vào các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng vai gáy, cổ, bả vai và chân tay. Tính chất cơn đau có thể âm ỉ, có thể dữ dội đột ngột trong vài ngày hoặc kéo dài cả tuần tùy theo mức độ bệnh.
  • Có cảm giác tay chân bị tê bì, đau nhức, rối loạn cảm giác, sự buồn bực chân tay được mô tả như có kiến bò dưới da. Dấu hiệu bệnh có xu hướng rõ rệt hơn khi thay đổi thời tiết.
  • Yếu cơ, giảm khả năng cử động: Đây là triệu chứng thoát vị đĩa đệm đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này phần nhân nhầy và bao xơ đã chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đuối sức, không cầm nắm được vật nặng, di chuyển khó khăn.
  • Xuất hiện hội chứng chùm đuôi ngựa với các biểu hiện thường gặp là rối loạn nhu cầu tiểu tiện, đại tiện. Mất tự chủ trong các hoạt động vệ sinh cá nhân

Ngoài ra, tùy vào yếu tố bệnh lý và cơ địa của mỗi người, người bệnh sẽ có những dấu hiệu đi kèm và cảm giác đau đớn khác nhau. Tuy nhiên, những triệu chứng nêu trên là các biểu hiện điển hình nhất của bệnh mà mọi người cần lưu ý để có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Đĩa đệm là một trong những bộ phận rất quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và duy trì các hoạt động sống bình thường của hệ vận động. Vì vậy, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại như:

Đau rễ thần kinh

Biến chứng đau rễ thần kinh xuất hiện khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn nặng mà không được thăm khám, chữa trị. Đĩa đệm bị xô lệch, thoát ra khỏi vị trí bên đầu chèn ép lên hệ thống rễ dây thần kinh xung quanh. Từ đó gây ra những cơn đau khởi phát từ thắt lưng xuống ngón chân dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Mức độ đau tăng lên khi cử động và làm việc làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thường ngày của người bệnh.

Rối loạn cảm giác

Hậu quả này xảy ra khi rễ thần kinh bị tổn thương dẫn đến mất đi cảm giác và phản xạ bình thường. Người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện bất thường như: Tê bì chân tay, không phân biệt được cảm giác nóng hoặc lạnh,…

Teo cơ

Teo cơ là một trong những hậu quả khó tránh khỏi khi rễ thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài. Khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ gia tăng áp lực lên thần kinh và các khối cơ xung quanh, làm cản trở quá trình lưu thông máu. Điều này khiến các cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết, không thể phát triển bình thường, tất yếu dẫn đến teo cơ.

Rối loạn đại tiện, tiểu tiện

Các dây thần kinh liên tục bị chèn ép sẽ khiến phản xạ và thông tin truyền về não bộ bị tê liệt. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng đại tiện, tiểu tiện mất tự chủ. Không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Bại liệt, tàn phế

Đây là biến chứng rất nặng nề khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm không được điều trị đúng cách và kịp thời. Các cơ bắp bị teo và tê yếu dần khiến các chi mất khả năng cầm nắm và nâng đỡ trọng lực cơ thể. Các cử động bình thường cũng dần yếu ớt và rơi vào trạng thái tê liệt, tàn phế.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến sự phát triển và lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng, với sự tiến bộ của y học hiện đại, căn bệnh này có thể điều trị triệu chứng với hiệu quả đạt đến 90% tùy vào phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả chữa bệnh cao nhất, bệnh cần được phát hiện và can thiệp sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm

Những cách chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

Thuốc Tây

Thông thường, thoát vị đĩa đệm được phát hiện điều trị sớm thì bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định cách cải thiện triệu chứng bệnh bằng thuốc Tây. Thuốc giúp giảm đau, tiêu viêm và hỗ trợ hồi phục tổn thương đĩa đệm cho các trường hợp thoát bị đĩa đệm mức độ nhẹ.

Dưới đây là một số nhóm thuốc Tây được sử dụng cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Công dụng chính là làm giảm nhanh tình trạng đau nhức, mệt mỏi và hỗ trợ hồi phục tổn thương đĩa đệm, sụn khớp. Một số loại thuốc giảm đau mang lại hiệu quả tốt đang được sử dụng phổ biến là Neurontin, paracetamol, Aspirin,… Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận, gan, dạ dày,… Vì thế bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Thuốc chống viêm được sử dụng với nhiệm vụ kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa diễn tiến bệnh và giảm đau nhức xương khớp. Các loại thuốc kháng viêm phổ biến là Meloxicam (có thể dùng dạng viêm và dạng uống), thuốc Diclofenac sử dụng dạng uống, có thể dùng cho trẻ em với liều lượng hợp lý. Tuy vậy, nhóm thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho cơ quan ngũ tạng, mắt và hệ thần kinh. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nhóm thuốc bổ sung vitamin: Vitamin nhóm B có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất, bổ sung dinh dưỡng và kích thích quá trình sản sinh hồng cầu và dịch khớp. Vì vậy, vitamin B giúp tăng cường sức bền, giúp xương khớp cử động linh hoạt hơn. Người bệnh có thể bổ sung thêm nhóm thuốc này theo khuyến cáo của bác sĩ để sớm cải thiện triệu chứng bệnh.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm

Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm

Gạo lứt được biết đến là một thực phẩm rất ít calo có tác dụng giảm cân và lợi sữa dành cho các mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên nó lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và sửa chữa tổn thương do bệnh gây ra.

Cụ thể thành phần phytosterol và sterol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm phản ứng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời có khả năng làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin K dồi dào trong gạo lứt lại có công dụng thanh lọc máu, đào thải độc tố và canxi dư thừa trong m

áu. Nhờ vậy, quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.

Ngoài ra, thành phần trong gạo lứt còn giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tăng sức bền cho xương khớp.

Trong Đông y, gạo lứt được biết đến là dược liệu có công dụng tiện tỳ, ích khí, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì thế, gạo lứt là vị thuốc Đông y rất tốt cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lức đang được áp dụng phổ biến:

Trà gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện:

  • Người bệnh vo sạch 500g gạo lứt huyết rồng, để ráo nước
  • Đổ nguyên liệu vào chảo rang trên lửa nhỏ, chú ý đảo đều tay cho đến khi gạo có màu nâu cánh gián với mùi thơm đặc trưng thì đổ ra rá. Chờ gạo nguội thì đổ vào bình thủy tinh sạch để sử dụng dần
  • Mỗi ngày, người bệnh lấy 2 thìa cà phê gạo hãm với 200ml nước sôi như hãm trà búp
  • Dùng nước gạo lứt uống thay nước lọc hàng ngày. Khi hết lần nước thứ nhất thì tiếp tục cho nước vào hãm lần thứ 2, thứ 3 uống như bình thường. Đến khi gạo nở mềm thì thay bằng gạo khác.
  • Kiên trì uống trà gạo lứt đều đặn hàng ngày, các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện rõ rệt

Cháo gạo lứt đậu đỏ chữa thoát vị đĩa đệm

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10g gạo lứt huyết rồng
  • 50g hạt đậu đỏ
  • 20g tỏi

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đem rửa sạch các nguyên liệu, riêng đậu đỏ thì rửa sạch xong ngâm cho mềm thì vớt ra
  • Cho tất cả số gạo lứt và đậu đỏ đã chuẩn bị vào nồi đun với 2,5 lít nước đến khi sôi thì vặn nhỏ bếp
  • Đến khi gạo lứt và đậu đỏ chín mềm thì cho tỏi đã băm nhỏ vào nồi
  • Đun sôi nồi cháo thêm khoảng 5 phút sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp
  • Ăn cháo gạo lứt đậu đỏ khi còn nóng để tăng hiệu quả chữa bệnh
  • Người bị thoát vị đĩa đệm ăn 2 – 3 bữa cháo gạo lứt đậu đỏ mỗi tuần sẽ nhận được tín hiệu tích cực từ các vị thuốc mang lại. Để chống ngán, bạn có thể thay đậu đỏ bằng hạt sen, yến mạch hoặc các loại thịt động vật cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm

Cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo y học cổ truyền, cây chìa vôi có vị đắng, tính mát, là một loại dược liệu quý trong Đông y có công dụng thông kinh lạc, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng và kháng khuẩn.

Tất cả các bộ phận từ rễ đến lá của chìa vôi đều có công dụng chữa bệnh xương khớp vì vậy, trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm. Trong đó có 2 cách làm đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao đang được áp dụng phổ biến là:

Bài thuốc đắp lá chìa vôi

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 thìa muối trắng
  • 1 nắm lá chìa vôi tươi

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh đem rửa sạch lá chìa vôi rồi giã sơ qua hoặc vò dập với độ nhỏ vừa phải
  • Cho nguyên liệu vào chảo, sao nóng cùng lượng muối đã chuẩn bị. Đến khi nguyên liệu nóng già thì đổ ra miếng vải sạch
  • Xoắn chặt túi vải chứa nguyên liệu rồi đắp trực tiếp lên các vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Nếu nguyên liệu nguội thì đổ ra sao lại rồi tiếp tục đắp như bình thường
  • Mỗi ngày người bệnh áp dụng bài thuốc chườm lá chìa vôi 15 – 20 phút sẽ thấy các triệu chứng đau nhức của bệnh thoát vị đĩa đệm được cải thiện rõ rệt

Kết hợp chìa vôi với các dược liệu khác

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Dây chìa vôi: 50g
  • Tầm gửi, lá lốt, cỏ xước: Mỗi loại 30g
  • Rau dền gai: 20g

Các bước thực hiện:

  • Người bệnh đem rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi sắc với 1,5 lít nước đến khi nước thuốc còn lại khoảng 300ml thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống hết thành 3 lần trong ngày
  • Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày để sớm đạt được kết quả như mong muốn

Cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Cây chuối hột chữa thoát vị đĩa đệm

Theo nghiên cứu trong Đông y, cây chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Vì thế, chuối hột được dân gian áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cũng như kết luận của y học về hiệu quả của cây chuối hột trong chữa bệnh xương khớp. Công dụng của loại cây này chủ yếu đều được truyền miệng trong dân gian. Do đó, trước khi sử dụng, mọi người nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng chuối hột

Thân cây chuối hột chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 thân cây chuối hột còn non, chưa ra hoa, đường kính cây đạt khoảng 20cm là phù hợp
  • Đường phèn: 20g

Cách làm:

  • Người bệnh chặt ngang phần thân cây chuối hột rồi dùng dao khoét một lỗ nhỏ bên trong thân cây
  • Đổ lượng đường phèn đã chuẩn bị vào lỗ cây. Dùng túi nilon bịt kín lỗ cây. Để nguyên như vậy trong vòng 1 ngày
  • Hôm sau bạn lấy nước được tiết ra từ lỗ khoét của cây ra để uống trực tiếp
  • Theo dân gian, người bệnh kiên trì uống nước thân cây chuối và đường phèn trong khoảng 1 tuần. Các triệu chứng đau nhức và tần suất cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ được cải thiện hiệu quả.

Rượu chuối hột chữa thoát vị đĩa đệm

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Chuối hột: 300g (có thể dùng loại chuối xanh hoặc chuối chín tùy thích)
  • Rượu trắng 40 độ: 1 lít

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trước tiên bạn đem rửa sạch số chuối hột đã chuẩn bị rồi để ráo. Sau đó thái chuối thành từng lát mỏng. Phơi khô nguyên liệu trên mâm hoặc nia sạch
  • Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh sạch, đổ rượu trắng đã chuẩn bị vào ngâm trong 1 tháng
  • Mỗi ngày người bệnh uống 1 ly rượu chuối hột trước bữa ăn khoảng 20 phút. Sử dụng đều đặn 2 chén rượu thuốc mỗi ngày, bệnh thoát bị đĩa đệm sẽ được đẩy lùi nhanh chóng

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Do tính chất đặc thù của công việc khiến bệnh ngày càng bị trẻ hóa về độ tuổi khiến không ít người trẻ mắc phải căn bệnh này và gặp phải nhiều biến chứng đáng tiếc cho sức khỏe. Vì thế, mỗi người nên tự trang bị cho mình những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm để có kế hoạch phòng ngừa và điều trị kịp thời. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *