Đau bả vai lan xuống cánh tay bệnh gì? Cách chữa trị

Đau bả vai lan xuống cánh tay gây ra cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên nhiều người chủ quan cho rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường sẽ tự khỏi khi nghỉ ngơi hợp lý. Điều này đã dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đau bả vai lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Đau bả vai lan xuống cánh tay thường gây ra cảm giác nhức buốt, đau nhói chạy dọc từ khu vực bả vai lan xuống cánh tay, cẳng tay. Có thể gây ra tình trạng tê liệt tạm thời cho người bệnh. Nếu không được can thiệp điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt,….

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, những bệnh lý thường gặp nhất gây ra triệu chứng đau bả vai lan xuống cánh tay gồm:

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm ở đốt sống cổ bị chèn ép và trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Sức ép khiến cho vòng bao xơ bị nứt rách, phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài và cọ xát với mô mềm, dây thần kinh, tủy sống, bó cơ vùng cổ vai gáy.

Vì vậy người bệnh sẽ gặp phải cảm giác đau bả vai lan xuống cánh tay. Cơn đau tăng nặng hơn khi vận động hoặc thời tiết thay đổi.

Đau bả vai lan xuống cánh tay

Bệnh viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch nằm ở trong khớp bả vai có chức năng sản sinh hoạt dịch bôi trơn đầu khớp. Nhờ vậy các khớp xương sẽ cử động, làm việc linh hoạt hơn.

Khi bao hoạt dịch bị viêm nhiễm sẽ gây ra phản ứng sưng, đau nhức. Cơn đau khởi phát từ phần bả vai lan xuống cánh tay. Lúc này người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong các cử động chi trên như chơi thể thao, đưa tay lên cao,…

Trật khớp xương bả vai

Đây là một chấn thương về khớp xương bả vai thường gặp khi chơi thể thao quá sức hoặc làm việc nặng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…Khi khớp xương bả vai bị trật ra ngoài người bệnh sẽ bị đau nhức dữ dội ở vùng bả vai, cánh tay. Kèm theo đó là tình trạng sưng tấy, nóng đỏ vùng cơ xung quanh khớp vai.

Viêm khớp bả vai

Viêm khớp bả vai là hiện tượng nhiễm trùng xảy ra do tai nạn lao động, chấn thương thể thao hoặc sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Các phản ứng viêm xảy ra ở khớp khiến cho lớp sụn dần bị bào mòn làm lộ ra các đầu xương. Các đầu xương này sẽ ma sát trực tiếp với nhau gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu từ vùng bả vai lan xuống cánh tay.

Bệnh thoái hóa xương khớp bả vai

Thoái hóa xương khớp bả vai thường xảy ra theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên việc lao động quá sức, làm việc sinh hoạt không đúng tư thế cũng có thể dẫn đến căn bệnh này.

Sự thoái hóa của các khớp xương khiến cho khả năng vận động hai chi trên trở nên kém hiệu quả. Chức năng xương khớp suy giảm cộng với việc việc đầu khớp liên tục cọ xát với nhau đã dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy, đau bả vai lan xuống cánh tay. Triệu chứng bệnh tăng nặng dần theo thời gian và có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt chi nếu không được điều trị hiệu quả.

Đau bả vai lan xuống cánh tay do thoái hóa khớp bả vai

Cách chữa đau bả vai lan xuống cánh tay

Tùy vào từng bệnh lý và mức độ tổn thương đang gặp phải, việc điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Nghỉ ngơi hợp lý

Lao động nặng, vận động quá sức khiến cho triệu chứng đau nhức trở nên tăng nặng hơn. Chính vì vậy nghỉ ngơi là việc làm cần thiết giúp cải thiện triệu chứng bệnh và giúp cơ thể phục hồi tổn thương đang gặp phải.

Vật lý trị liệu chữa đau bả vai lan xuống cánh tay

Vật lý trị liệu chữa đau bả vai lan xuống cánh tay có tác dụng thư giãn mạch máu, làm mềm cơ, tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp. Điều này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể. Đem lại công dụng giảm đau hiệu quả.

Một số biện pháp vật lý trị liệu bạn có thể áp dụng như chườm nóng, chườm lạnh, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, bài tập kéo giãn cột sống,…. Tuy nhiên việc điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời. Cơn đau sẽ tái phát trở lại sau một thời gian ngắn.

Thuốc Tây chữa đau bả vai lan xuống cánh tay

Trong trường hợp cơn đau vượt quá sức chịu đựng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để cắt nhanh cơn đau.

Thuốc giảm đau thường được sử dụng là aspirin, paracetamol,… Đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng. Còn các loại thuốc chống viêm phổ biến là ibuprofen, naproxen sodium,…Các loại thuốc này sẽ được chỉ định sử dụng khoảng 3 – 7 trong một liệu trình.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Hơn nữa chữa đau bả vai lan xuống cánh tay cũng không phải là biện pháp có thể dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Sau khi ngưng điều trị, triệu chứng đau nhức có thể sẽ tái phát trở lại với diễn biến nghiêm trọng hơn.

Cách chữa đau bả vai lan xuống cánh tay

Phẫu thuật chữa đau bả vai lan xuống cánh tay

Phẫu thuật thường áp dụng cho các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm,… gây đau bả vai lan xuống cánh tay. Phương pháp này sẽ được chỉ định khi việc áp dụng các biện pháp nêu trên không đem lại hiệu quả hoặc tổn thương do bệnh gây ra đã quá nghiêm trọng.

Việc can thiệp y tế bằng biện pháp phẫu thuật đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề nghiệp vụ vững chắc và trang thiết bị y tế hiện đại. Vì thế người bệnh nên cân nhắc lựa chọn cho mình địa chỉ y tế uy tín để tránh gặp phải những di chứng nguy hiểm trong và sau quá trình phẫu thuật.

Ngoài ra, phẫu thuật đau bả vai lan xuống cánh tay đòi hỏi chi phí thực hiện khá lớn. Không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp này.

  • >> Tìm hiểu thêm:
  • Hội chứng cổ vai cánh tay là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
  • 5 bài tập yoga cho người đau vai gáy dễ thực hiện, hiệu quả

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay và cách khắc phục. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *