Hội chứng cổ vai cánh tay là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Hội chứng cổ vai cánh tay được biết đến là triệu chứng bệnh lý liên quan đến các chức năng vận động của cột sống, dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống. Hãy cùng khám phá bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và các cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì?

Hội chứng cổ vai cánh tay được biết đến là các triệu chứng bệnh lý cơ bản khi người bệnh gặp các vấn đề tại khu vực cột sống cùng các vùng dây thần kinh. Ngoài tên gọi hội chứng cổ vai cánh tay, bệnh lý này còn có thể gọi bằng một số tên khác như hội chứng vai cánh tay, bệnh lý rễ tủy cổ,…

Ở những giai đoạn đầu của hội chứng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng nhức mỏi ở các khu vực vùng cổ, cánh tay, vai,.. đồng thời khả năng vận động cũng rất khó khăn. Để có thể điều trị hiệu quả hội chứng cổ vai cánh tay, nếu gặp các dấu hiệu này, các bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hội chứng cổ vai cánh tay

Nguyên nhân gây hội chứng cổ vai cánh tay

Nguyên nhân của hội chứng cổ vai cánh tay thường rất đa dạng, hãy cùng khám phá một số nguyên nhân gây ra hội chứng trên:

  • Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trên, thoái hóa cột sống sẽ làm giảm khả năng vận động, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức và khó chịu.
  • Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân này chiếm đến 70% các ca bệnh bị mắc hội chứng cổ vai cánh tay
  • Người bệnh vận động mạnh hoặc vận động sai cách
  • Một số bệnh nền như: chấn thương, nhiễm trùng, khối u, viêm cột sống,..
  • Loãng xương do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Người bệnh thường căng thẳng, lo lắng, stress,…

Dấu hiệu nhận biết hội chứng cổ vai cánh tay

Dấu hiệu nhận biết của hội chứng cổ vai cánh tay rất có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý tương tự như đau lưng, đau cổ, đau mỏi vai gáy… Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết hội chứng cổ vai cánh tay mà bạn cần nhớ rõ:

  • Xuất hiện các cơn đau vào lúc sáng sớm hoặc nửa đêm
  • Cơn đau xuất hiện âm ỉ, lâu dần trở thành mãn tính
  • Thường xuyên mất ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không ngon giấc
  • Nhức mỏi ở các khu vực cổ, vai gáy và hai bên cánh tay, có thể lan rộng xuống vùng cột sống
  • Cơn đau tăng mạnh khi vận động, giảm khi người bệnh nghỉ ngơi
  • Đôi khi cảm thấy chóng mặt, khó thở, ù tai,..
  • Suy giảm khả năng vận động
  • …..

Dấu hiệu nhận biết hội chứng cổ vai cánh tay

Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay

Để có thể sớm phát hiện và điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, người bệnh cần thực hiện một số các chẩn đoán y khoa để đưa ra được kết luận chính xác nhất. Đầu tiên, cần phải làm các chẩn đoán lâm sàng dựa trên các dấu hiệu nhận biết của bệnh như đau nhức, chóng mặt, mệt mỏi,… Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các dấu hiệu sẽ khác nhau.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số chẩn đoán khác như xét nghiệm máu, chụp X quang thường quy, chụp cộng hưởng từ MRI, Chụp cắt lớp vi tính, Xạ hình xương, Điện cơ,…

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Để điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, người bệnh cần kết hợp điều trị thuốc và các phương pháp khác như vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Ở một số trường hợp đặc biệt, nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể tiến hành can thiệp trực tiếp bằng cách tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau cạnh cột sống của cột sống cổ.

Một số loại thuốc mà người bệnh mắc hội chứng cổ vai cánh tay được chỉ định sử dụng, bao gồm thuốc giảm đau (Paracetamol, Gabapentin, Pregabalin,…), Thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ (Eperisone, Tolperisone, Mephenesin, Diazepam,..). Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp thêm các sản phẩm thuốc vitamin nhóm B để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nếu người bệnh vẫn còn xuất hiện các cơn đau dài, có thể làm các thủ thuật giảm đau can thiệp như điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng loại sóng cao tần, phong bế rễ thần kinh chọn lọc,…

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần thường xuyên thăm khám định kỳ để có thể điều chỉnh phương pháp điều trị hoặc các tổn thương thần kinh (nếu có). Đồng thời, sau quá trình điều trị, người bệnh không nên chủ quan mà vẫn cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hội chứng cổ vai cánh tay không tái phát.

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay

Để phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay, người bệnh cần rèn luyện cho mình thói quen sống khoa học và lành mạnh, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Các bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và uống đủ nước hàng ngày, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas,…

Một điều cần lưu ý để phòng ngừa hiệu quả chính là cần duy trì tư thế đầu và khu vực vùng cổ một cách thích hợp trong quá trình làm việc và sinh hoạt, tránh làm việc trong tư thế gập cổ, xoay cổ, ưỡn cổ quá nhiều vì sẽ gây nên tình trạng đau nhức, cong vẹo cột sống.

Bên cạnh đó, các bạn có thể tập luyện các bài tập giúp bổ trợ và thư giãn khu vực cổ vai cánh tay như tập aerobic, gym, yoga,.. Các bài tập này sẽ làm tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường sức cơ tại các khu vực và hạn chế tối đa các tình trạng căng cứng.

Hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn đã có thêm cho mình thật nhiều thông tin bổ ích về hội chứng cổ vai cánh tay. Xin hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết trong chuyên mục sức khỏe.

>> Xem thêm: Bệnh rễ thần kinh cổ là gì? Triệu chứng và phải làm sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *