Gai khớp gối có chữa được không? Cách chữa bằng thuốc nam

Gai khớp gối là bệnh lý xương khớp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân bên trong cơ thể lẫn bên ngoài. Điều quan trọng là khi phát hiện bệnh người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm nhất. Vậy gai khớp gối là bệnh gì, cách điều trị như thế nào? 

Gai khớp gối là gì?

Gai khớp gối là bệnh lý xương khớp xảy ra bởi các gai xương xuất hiện ở sụn khớp. Tình trạng này sẽ gây ra các cơn đau nhức xương, tê bì và khó khăn trong việc đi lại. Khi bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh sẽ không thể sinh hoạt, đi đứng như bình thường.

Các gai xương này xuất hiện không đồng đều mà có thể mọc với rất nhiều kích thước khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gai khớp gối đó là tuổi tác ngày càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh chóng. Lúc này các phần xương dễ bị bào mòn và chấn thương. Ngoài ra, tình trạng tăng cân, béo phì, chấn thương xương khớp sẽ gây áp lực lên ổ khớp và hình thành gai xương.

Gai khớp gối

Bệnh gai khớp gối diễn ra theo 4 giai đoạn tiến triển như sau:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này khớp gối chưa có những triệu chứng khác lạ. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi đau, sưng, khó khăn khi vận động, đi lên xuống cầu thang…
  • Giai đoạn 2: Bước qua giai đoạn 2, các sụn khớp sẽ hình thành các gai xương nhỏ. Tuy nhiên, lớp dịch khớp vẫn đầy đủ để bôi trơn khớp và hỗ trợ quá trình đi lại. Khi trời chuyển lạnh hoặc đi đứng sai tư thế, người bệnh bắt đầu có cảm giác đau ở khớp nhiều hơn.
  • Giai đoạn 3: Các gai xương sẽ phát triển lớn hơn trong giai đoạn này. Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau ngày một nặng hơn. Các sụn khớp và lớp dịch bôi trơn khớp dần bị bào mòn và ít đi. Khi đi lại bạn sẽ cảm thấy các cơn đau xảy ra rõ rệt. Vào buổi sáng khi thức dậy, bạn sẽ bị cứng khớp, tê mỏi khớp và không thể di chuyển.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 sẽ xảy ra nếu người bệnh không chịu điều trị bệnh dứt điểm ở các giai đoạn trước. Khi đó, các gai xương hình thành rất nhiều, kích thước lớn làm khớp bị biến dạng. Khi vận động, sự ma sát giữa các đầu xương ngày một rõ rệt hơn và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội. Nếu không điều trị sớm thì gai khớp gối có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài bị mọc gai xương, khớp gối còn xảy ra tình trạng thoái hóa. Tìm hiểu: Thoái hóa khớp gối là gì? Có chữa khỏi được không?

Gai khớp gối có chữa được không?

Gai khớp gối là căn bệnh xuất hiện do lão hóa tự nhiên. Vì thế, gai khớp gối không chữa khỏi được hoàn toàn mà các biện pháp điều trị chỉ khắc phục được triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.

Gai khớp gối có chữa được không

Điều trị gai khớp gối

Trước khi tiến hành điều trị gai khớp gối, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng các triệu chứng, thực hiện chụp X quang, chụp MRI ở ổ khớp. Qua đó bác sĩ sẽ xác định mức độ diễn biến của bệnh và có phương hướng điều trị thích hợp. Dưới đây là một số phương thức chữa gai khớp gối mà hiệu quả nhất:

Sử dụng thuốc Tây y

Khi có kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc Tây y như sau:

  • Các loại thuốc giảm đau: Nhóm thuốc giảm đau có tác dụng kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp, ngăn ngừa tê bì, mỏi khớp hiệu quả. Paracetamol, Aspirin là các loại thuốc giảm đau hiệu quả mà bác sĩ sẽ kê toa điều trị gai khớp gối.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Các loại thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ổ khớp. Một số loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng như Piroxicam, Diclofenac…
  • Tiêm vào ổ khớp: Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định tiêm vào ổ khớp 2 – 3 mũi Hydrocortison acetat. Thuốc này sẽ giúp làm giảm đau nhức xương khớp, tăng cường dịch nhầy ở ổ khớp. Tuy nhiên, người không được tự tiêm ở nhà mà cần đến bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

Ngoài việc uống thuốc Tây y, nếu bệnh diễn biến ở mức độ nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật gặp để phục hồi khả năng đi lại. Một số phương thức phẫu thuật gai khớp khối như cắt gai khớp gối, nội soi khớp, mài các gai xương…

Điều trị gai khớp gối

Chữa gai khớp gối bằng Đông y

Đông y có rất nhiều phương pháp hay điều trị bệnh gai khớp gối và các căn bệnh liên quan đến xương khớp như:

  • Bấm huyệt: Bấm huyệt là phương thức day ấn huyệt để kích thích lưu thông máu, tăng cường chức năng xương khớp hiệu quả. Từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức ở ổ khớp.
  • Châm cứu: Châm cứu là sử dụng kim châm vào các huyệt đạo để đả thông kinh mạch, hạn chế tình trạng sưng viêm ở ổ khớp.
  • Sử dụng các bài thuốc Đông y: Uống thuốc Đông y có tác dụng dưỡng gân cốt, hạn chế đau nhức, tê bì và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ví dụ, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau để chữa gai khớp gối: Nguyên liệu gồm 16g các loại cỏ xước, 12g hà thủ ô, 12g mắc cỡ, 10g lá lốt, 10g thiên niên kiện… Sắc các vị thuốc trên trong ấm và uống mỗi ngày 1 thang.

Cây thuốc nam trị gai khớp gối

Ngoài các phương pháp trên, nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng một số cây thuốc nam để điều trị tình trạng gai khớp gối như sau:

  • Cây đinh lăng: Đinh lăng có tác dụng bổ máu, giúp tuần hoàn khí huyết đều đặn, đưa máu đi nuôi dưỡng các ổ khớp và điều trị các bệnh xương khớp rất hiệu quả. Bạn sử dụng 30g rễ đinh lăng, sơ chế và cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào chảo sao vàng. Sau đó, bạn sắc rễ đinh lăng với 1 lít nước và uống khi nước còn nóng.
  • Lá lốt: Lá lốt là một cây thuốc nam có công dụng chữa sưng viêm, kháng khuẩn hiệu quả ở ổ khớp. Bạn có thể kết hợp lá lốt, vòi voi, cỏ xước, bưởi bung mỗi vị 30g rồi sắc thành nước uống.

Tuy nhiên, khi áp dụng các bài thuốc nam chữa đau khớp gối, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. Vì khi sử dụng tùy tiện có thể gây ra tác dụng ngược và hình thành các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về bệnh gai khớp gối mà bạn cần biết. Bên cạnh việc điều trị bệnh, người bệnh phải chủ động trong việc thiết lập thói quen sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *