Tê bì chân tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mẹo chữa tại nhà

Tê bì chân tay hiện đang là một chứng bệnh bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và đây cũng là một bệnh về thần kinh phổ biến. Do đó tê bì chân tay gây ra những ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống và công việc của những ai gặp phải. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì chân tay là một hiện tượng phản ứng diễn ra bình thường trong cơ thể xảy ra khi các tứ chi không được cấp đầy đủ máu. Tuy là căn bệnh không gây ra nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên khi tình trạng này xuất hiện liên tục trong khoảng rất dài mà không tìm được nguyên nhân thì bạn phải đi đến gặp bác sĩ ngay để được khám cũng như tư vấn cách điều trị cụ thể.

Việc tê bì chân tay lâu dài, liên tục thì có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý dưới đây:

Cột sống bị thoái hóa

Đây chính là một nguyên nhân hay gặp nhất của tê bì chân tay. Nó thường xuất hiện về đêm hoặc mỗi khi thời tiết có sự thay đổi. Căn bệnh sẽ làm chọn khớp sụn mài mòn đáng kể, tạo nên gai xương, lâu ngày sẽ lớn dần lên rồi chèn ép vào rễ thần kinh. Cuối cùng tạo nên sự tê bì dọc từ cổ, lan đến bả vai rồi xuống đến cánh tay.

Tê bì chân tay

Đĩa đệm thoát vị

Đĩa đệm bị rách làm cho nhân nhầy thoát ra bên ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh và các cơ xung quanh. Từ đó tạo thành các cơn tê bì ở chân tay, ảnh hưởng xấu đến vận động.

Thoái hóa các khớp

Việc tổn thương ở khớp chân, khớp tay,… cũng làm cho sụn khớp ít được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng rồi hình thành hiện tượng chân tay bị tê bì liên tục, thường xuyên.

Viêm đa khớp dạng thấp

Khớp ở tay, khớp ở chân khi bị viêm nhiễm cũng có thể hình thành lên các cơn tê bì chân tay. Thậm chí tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn mỗi khi người bệnh ngồi hay nằm im một tư thế lâu.

Ống sống bị hẹp

Xảy ra khi cột sống đã bị tác động làm cho biến dạng, thu hẹp rồi chèn vào rễ thần kinh khu vực xung quanh. Cuối cùng hình thành các cơn tê bì tay chân. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm thì nó có thể làm cho máu bị tắc nghẽn, lưu thông kém, ảnh hưởng xấu đến vận động.

Động mạch bị xơ vữa

Cũng nằm trong top các nguyên nhân hàng đầu gây ra tê bì tay chân. Chúng xảy ra khi thành mạch có một khối vật chất nào đó bất thường bám lên làm lòng mạch hẹp, xơ cứng, chèn lên các dây thần kinh. Nếu không chữa trị sớm có thể gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc là bị tai biến.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân

Ngoài những nguyên nhân đã được chúng tôi trình bày ở phía bên trên thì việc tê bì chân tay còn dễ được hình thành do một vài tác nhân sau đây:

  • Vấn đề tuổi tác: Khi tuổi ngày càng cao thì đương nhiên phần cơ xương khớp cũng sẽ thoái hóa theo. Từ đó làm cho việc máu chi chuyển đến tứ chi không còn được nhanh như bình thường. Lâu dần gây ra hiện tượng tê bì.
  • Sinh hoạt không đúng tư thế: Nếu người bệnh thường xuyên duy trì một số hoạt động thường ngày không khoa như ngủ lệch một phía, ngồi xổm, đứng im một chỗ quá lâu,… thì cũng làm cho hiện tượng chân tay tê bì được hình thành.
  • Làm việc sai tư thế: Có thể khẳng định đây cũng chính là nguyên nhân gây ra chân tay tê bì hàng đầu. Do vậy để hạn chế tối thiểu sự phát bệnh thì mỗi chúng ta, nhất là đối tượng nhân viên văn phòng cần thường xuyên thay đổi các tư thế khi làm việc. Cứ khoảng 60 phút thì bạn hãy đứng lên để đi lại, thẻ lỏng các khớp, luyện tập cho dẻo dai hơn.
  • Do bị chấn thương: Đó có thể là chấn thương hình thành bởi tai nạn nghề nghiệp, giao thông, sự cố đi lại ngã bất ngờ,… Nếu như không chữa trị được tận gốc thì nó sẽ làm cho chân tay thường xuyên bị tê bì khó chịu.
  • Ngoài ra tê bì còn hình thanh do mệt mỏi, stress quá mức, ăn uống không theo chế độ cũng như do ảnh hưởng từ sự thay đổi của thời tiết,….

Việc nắm bắt được rõ các nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp cho việc điều trị bệnh được hiệu quả nhất. Từ đó giảm thời gian cũng như các chi phí liên quan đến điều trị xuống mức thấp nhất cho các bệnh nhân.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân

Tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Đây chính là một câu hỏi luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các đối tượng khác nhau, nhất là những ai đang gặp tình trạng này. Theo đó bệnh sẽ không gây nên những nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân nhưng khi triệu chứng được lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp cùng một số dấu hiệu dưới đây thì việc cần làm là bạn hãy đi thăm khám ngay lập tức.

  • Tứ chi hoặc một trong các chi có cảm giác tê rát, nóng hoặc châm chích do rễ thần kinh đang tổn thương
  • Tứ chi bị mất cảm giác vì người bệnh chủ quan để lâu không chữa trị
  • Tay chân đau nhức, ê buốt, ban đầu chỉ xuất hiện tại một điểm nhưng sau đó đã làm đến những vùng xung quanh và gây ra sự bất tiện trong khi vận động
  • Bị chuột rút hoặc co thắt xuất hiện đột ngột ở bắp tay, tay, bắp chân và chân
  • Xuất hiện một số dấu hiệu như đau đầu, hay quên, chóng mặt, tê giật, đôi khi thấy khó thở, khó khăn khi kiểm soát một số bộ phận như bàng quang và ruột.

Chứng tê bì chân tay khi không được nhận biết sớm và chữa trị kịp thời thì nó có thể hình thành các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như bại liệt, teo cơ, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gia tăng mắc nhồi máu cơ tim,…

Mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà

Bệnh nếu như chỉ mới xuất hiện, đang ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây. Nên nhớ hãy thật kiên trì để có được hiệu quả tích cực nhất.

Xoa bóp và bấm huyệt

Cả 2 liệu pháp này đều có công dụng chính là giúp kinh mạch được đả thông, máu lưu thông tăng cường và âm dương cân bằng. Ngoài ra nó còn giúp cho người bệnh có một tâm trạng thoải mái, thư giãn nhất. Đồng thời cũng hạn chế được những sự căng thẳng, sự co cứng của các cơ cùng dây thần kinh.

  • Cách xoa bóp: Bạn dùng 2 lòng bàn tay cùng 2 lòng bàn chân của mình chà sát đến lúc nào nóng lên rồi lấy vê các ngón tay hay ngón chân với các bên bị tê. Cuối cùng lấy một chút dầu nóng xoa vào khu vực tê từ 7 – 10 phút
  • Cách bấm huyệt: Một vài huyệt nên tác động vào để chữa bệnh là huyệt Dương Trí, Bát Trà, Nội Quan, Ngoại Quan, Hợp Cốc, Khúc Trì. Đầu tiên bạn sử dụng lực của ngón tay cái để day ấn vào các huyệt trên, mỗi huyệt trong vòng 1 phút. Khi nào cảm thấy sự đau nhức lan ra hết xung quanh vùng là được. Tuy nhiên công việc bấm huyệt này cần được thực hiện bởi những chuyên gia vì khi bấm không đúng cách có thể làm phản tác dụng, không những bệnh không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn.

Mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà

Chườm nóng

Chườm nóng sẽ giúp cho máu của người bị tê bì chân tay tăng cường lưu thông, máu tăng cường được bơm đến những khu vực đang bị tê. Bên cạnh đó còn giúp cho các cơ, dây thần kinh được thư giãn, những cử động của tay chân được linh hoạt như bình thường.

Theo đó người bệnh có thể sử dụng khăn mềm nhúng trong nước nóng rồi vắt cho nước ráo. Sau đó tiến hành chườm lên vùng tay hay chân đang bị tê đến khi nào khăn hết nóng thì dừng lại. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng muối rang cho vào túi sạch rồi chườm vào chỗ tê cũng mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc đấy.

Tắm cùng nước ấm

Thêm một mẹo hay có thể áp dụng cho chứng tê bì chân tay chính là tắm cùng nước ấm. Cũng tương tự như tác dụng của chườm nóng thì nước ấm cũng giúp cho máu được tăng cường lưu thông, các cơ và dây thần kinh được thư giãn. Qua đó làm cho tình trạng chân tay tê bì được cải thiện.

Để phát huy hiệu quả cao nhất thì hàng ngày người bệnh nên tằm từ 1 hoặc 2 lần với nước ấm. Nếu cơn tê bì hay diễn ra khi về đêm thì trước khi đi ngủ bạn có thể tắm. Nhưng cần lưu ý pha nước tắm có độ ấm vừa đủ, tránh việc tắm nước quá nóng gây bỏng, thô ráp.

Ngâm nước muối ấm

Đây cũng là một cách mà bạn có thể lựa chọn để chữa trị chứng tê bì chân tay, giúp hạn chế tối đa sự phụ thuộc của các loại thuốc Tây y không tốt.

Cụ thể bạn có thể sử dụng muối Epsom hoặc muối biển để ngâm chân, tay bị tê bì đều được. Đặc biệt loại muối Epsom có chữa magie sulfate nên khiến máu lưu thông nhanh hơn đến các chi, làm ấm cho cơ thể khi thời tiết trở lạnh cũng như giúp cho hệ thần kinh thực hiện các chức năng như bình thường. Để phát huy được hiệu quả tối ưu nhất thì bạn nên thực hiện hàng ngày. Vừa ngăn chặn sự tái phát mà còn giúp cho giấc ngủ được ngon và sâu hơn.

Mẹo chữa tê bì chân tay

Luyện tập bằng các bài tập

Các nhà khoa học đã khẳng định việc rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích vượt trội và đặc biệt nhất là giúp máu lưu thông được dễ dàng hơn, từ đó làm giảm hiện tượng tê bì chân tay. Với một số bài tập như:

  • Yoga: Những bài tập với động tác chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng có tác dụng rất tốt cho cơ thể của người bệnh, tăng sự linh hoạt cho xương khớp và giảm hiện tượng chân tay bị tê bì. Nhưng nếu bạn chưa tập bao giờ thì nên học một khóa yoga bài bản để biết các kỹ thuật chính trước khi thực hiện tại nhà.
  • Đi bộ: Đây là bài tập không mất sức nên mọi đối tượng đều có thể thực hiện được, nhất là những ai đang mắc chứng tê bì chân tay không được cử động mạnh. Hàng ngày bạn hãy đi bộ khoảng 30 phút vào sáng hay chiều tối, đi với tốc độ nhẹ nhàng, hít thở nhịp nhàng để cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Các bài thuốc dân gian

Từ lâu các bài thuốc dân gian đã được nhiều người bệnh tê bì chân tay áp dụng vì tính hiệu quả, an toàn cao và không gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó các nguyên liệu còn sẵn có trong vườn nhà, tiết kiệm thời gian và chi phí.

  • Lá lốt: Nguyên liệu được ứng dụng nhiều cho những bệnh lý liên quan đến xương khớp gồm thoái hóa, thoát vị, gout và có cả bệnh chân tay bị tê bì. Lá lốt tác dụng tốt cho việc gia tăng máu lưu thông đến tứ chi, trừ thấp, giảm đau, kháng viêm và giữ ấm cho cơ thể. Lấy 10g lá lốt khô rửa sạch cho vào ấm sắc cùng 2 bát nước đến khi nào cạn còn 1 bát thì sử dụng sau khi ăn tốt. Kiên trì áp dụng trong khoảng 10 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
  • Nghệ: Nghệ có chứa curcumin rất dồi dào nên có thể giúp kích thích cho máu lưu thông đến cơ thể được tốt hơn. Ngoài ra chúng còn giúp giảm đau, kháng viêm và bảo vệ cho những tế bào của hệ thần kinh. Bạn hãy dùng 1 thìa cafe bột nghệ hòa cùng 200ml sữa tươi rồi mang đi đun với lửa nhỏ. Sau đó cho thêm 1 thìa cafe mật ong vào khuấy đều, đổ ra cốc rồi uống trước 1 tiếng khi đi ngủ.
  • Ngải cứu: Cây này mang tính ấm nên khi đi vào cơ thể có thể giúp cho khí huyết được lưu thông, mạch máu được giãn nở, giữ cho các chi được ấm mỗi khi trời lạnh. Ngoài ra còn chống được viêm nhiễm, đau nhức tốt. Bạn chỉ cần đun 1l nước sôi và 2 thìa muối hột đến khi nào sôi thì tắt bếp rồi thả ngải cứu rửa sạch vào chờ vài phút cho chúng nhấm mềm ra rồi vớt lá ra đắp lên vùng tay hoặc chân bị tê từ 1 – 2 ngày. Chú ý chờ lá nguội bớt rồi mới tiến hành đắp để tránh bị bỏng.

Vừa rồi là một số thông tin chia sẻ về căn bệnh tê bì chân tay mà chúng tôi muốn gửi đến với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất về bệnh, nguyên nhân và các mẹo chữa hiệu quả nhất để từ đó ngăn chặn và đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *