Trật khớp cổ tay có cần bó bột không? Cách chữa tại nhà

Trật khớp cổ tay là một hiện tượng xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống thường nhật của con người. Đây được xem là một tai nạn bắt nguồn từ một số hoạt động trong quá trình sinh hoạt, làm việc và thể thao,…. Nhưng đó có phải là một hiện tượng nguy hiểm không? Và cách xử trí trường hợp này như  thế nào?

Triệu chứng trật khớp cổ tay

Khớp cổ tay ở người là một trong những khớp phức tạp với tận 8 xương nhỏ với các tên gọi lần lượt là: Thuyền, nguyệt, tháp đậu và thang, thê, cả, móc (theo giải phẫu sinh lý cơ thể người). Chúng được xếp thành hai hàng kèm với hệ thống các dây chằng hỗ trợ việc cố định và thực hiện các hoạt động linh hoạt ở cổ tay. Nhờ điều  đó mà chúng ta có thể thực hiện rất nhiều chuyển động phức tạp ở cổ tay, bàn tay như gập, duỗi, xoay,…

Trật khớp cổ tay ở đây chính là nói đến tình trạng vì một nguyên nhân nào đó mà dây chằng trong hệ thống khớp ở cổ tay bị tổn thương và đứt khiến cho một hoặc nhiều mảng xương kết hợp với dây chằng ấy bị lệch đi so với vị trí ban đầu. Khi đó, cổ tay người bị trật khớp sẽ xuất hiện hiện tượng sưng lên, đỏ, nhức và đau.

Trật khớp ở cổ tay là một tình trạng khá phổ biến, đa phần là do té ngã mọi người thường có hành động dang rộng bàn tay để đỡ toàn bộ cơ thể. Hoặc trong các buổi tập luyện và các môn thể thao có sự tham gia trực tiếp từ tay.

trật khớp cổ tay

Các loại trật khớp cổ tay

Dựa trên các loại trật khớp ở cổ tay thông thường, người ta chia dạng tổn thương này thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại cơ bản như sau:

  • Trật khớp ở xương bán nguyệt: Xương bán nguyệt được coi là xương nằm giữa trong cấu trúc của khu vực gần với cẳng tay và là vị trí hay bị di lệch nếu có tác động gây ra tổn thương. Tuy nhiên, trật khớp ở xương bán nguyệt chỉ bao gồm xương bán nguyệt và không gây ảnh hưởng các xương khác xung quanh.
  • Trật khớp ở xung quanh xương bán nguyệt: Trái lại với trật khớp ở xương bán nguyệt, trật khớp ở các xương xung quanh có thể gây ra sưng vù cho người bị và kèm theo các cơn đau nhức dữ dội.
  • Gãy Galeazzi: Đây là tình trạng tổn thương gãy xương ở 1/3 dưới thân của xương quay. Tuy không trực tiếp ở các xương cổ tay, nhưng thông thường gãy Galeazzi còn kết hợp với trật ở khớp quay trụ dưới dẫn đến ảnh hưởng cả cổ tay.

Tuy đây chỉ là một chấn thương và không có nguy cơ gây ra đe dọa đến tính mạng, thậm chí người bị nạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại gia đình nếu có đủ kiến thức. Nhưng, nếu không chăm sóc đúng cách và phớt lờ đi vấn đề có thể để lại những di chứng khó chịu và một trong số chúng là thoái hóa khớp. Điều này sẽ khiến người bị nạn khó vận động cổ tay hơn sau này.

Nguyên nhân trật khớp cổ tay

Đa phần trật khớp cổ tay đến từ việc người bị nạn theo phản xạ cơ thể dang tay ra để chống đỡ cơ thể khi bị té ngã như phần trên đã được đề cập đến. Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ra tình trạng này còn có:

  • Tác động ngoại lực: Tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông, một số tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến cổ tay.
  • Chấn thương trong thể thao hoặc tập luyện: Với các môn thể thao như khúc khôn cầu, bóng đá, bỏng rổ, tennis, cầu lông, võ thuật, khử tạ, trượt patin, trượt băng nghệ thuật,…. Đều có khả năng tạo ra các tình huống ảnh hưởng đến cổ tay và làm trật khớp cổ tay.
  • Các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp như: Viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, các bệnh về xương bẩm sinh,…. Đây là nhóm nhỏ nguyên nhân trong tình trạng trật ở khớp cổ tay mà nhiều người gặp phải.

Ngoài ra, dây chằng cũng có thể bị tổn thương và đứt do sự căng thẳng quá mức do việc thực hiện một động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần, chẳng hạn như: Người ngồi xe lăn dùng tay đẩy bánh xe liên tục  trong thời gian dài, hoạt động của công nhân trong nhà máy với công việc dùng cổ tay liên tục,….

Trật khớp cổ tay có cần bó bột không?

Đây là thắc mắc của nhiều người không may bị trật khớp cổ tay. Các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp cho biết: Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định có bó bột hay không. Chính vì thế người bệnh nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trật khớp cổ tay có cần bó bột không

Bị trật khớp cổ tay phải làm sao?

Khi bị trật ở khớp cổ tay, người bị nạn đầu tiên sẽ cảm nhận được một cơn đau buốt tức thời tại vị trí cổ tay, dần dà cơn đau giảm đi và chỉ đau khi người bị nạn tiếp tục cử động cổ tay. Triệu chứng đau khi tác động này có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng, kèm theo đó là triệu chứng sưng đỏ, nóng ở vị trí bị tổn thương.

Trong trường hợp này, người bị trật khớp nên đến ngay các trung tâm y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kỹ lưỡng và hướng dẫn cách điều trị tốt nhất từ các y bác sĩ có chuyên môn.

Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương, các phương cách xử trí được đưa ra có thể theo các dạng sau:

Cách chữa trật khớp cổ tay tại nhà không phẫu thuật

Y bác sĩ, điều dưỡng sẽ hướng dẫn người bị trật khớp thực hiện lần lượt các công việc sau đây để giảm đau và ngăn tình trạng tiến triển xấu hơn:

  • Để cổ tay nghỉ ngơi và hạn chế tối đa hoạt động liên quan cổ tay bị trật
  • Sử dụng chườm lạnh bằng đá quấn vải hoặc khăn để chườm lên vết sưng với công dụng giảm sưng, đau tại vùng cổ tay. Lưu ý, chỉ chườm đá trong khoảng từ 20 cho đến 30 phút cho mỗi lần cách nhau từ 3 cho đến 4 giờ và một ngày chỉ có khoảng từ 2 cho đến 3 lần. Cẩn thận để không phải chịu lạnh quá mức gây ra tình trạng phỏng lạnh sẽ khiến tình trạng càng thêm nghiêm trọng.
  • Băng nịt cổ tay để hạn chế di chuyển và làm xương càng thêm sai lệch.
  • Người bị nạn có thể nâng cao cổ tay hơn tim để giảm lưu lượng máu chảy đến vị trí sưng trong những thời gian đầu của trật khớp. Mục đích chính là để giảm sưng cho khớp.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thông dụng như: Hoạt chất của Acetaminophen (Paracetamol), Ibuprofen,…. Tuy  nhiên, chỉ dùng theo chỉ định liều lượng của bác sĩ hoặc của nhà sản xuất. Tránh việc dùng thuốc quá nhiều sẽ gây nên các tác động ngoài ý muốn liên quan đến hệ tiêu hóa, điển hình là đau dạ dày.

Cách chữa trật khớp cổ tay tại nhà không phẫu thuật

Điều trị nhờ sự can thiệp của ngoại khoa phẫu thuật

Trong một số trường hợp trật khớp nặng, các xương bị lệch nhiều mà điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không còn hiệu quả nữa. Kèm theo đó là nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cổ tay sau này thậm chí là cả bàn tay. Khi đó, điều trị bằng phẫu thuật được bác sĩ kiến nghị với người bị nạn.

Tuy nhiên, trong phẫu thuật cũng có một số biến chứng khó lường khác như nhiễm trùng, chảy máu cổ tay,….

Điều trị bởi phương pháp tập các bài vật lý trị liệu

Đây là phương pháp hồi phục dành cho người bị trật khớp cổ tay sau khi được điều trị ban đầu. Với vật lý trị liệu, tác dụng chính là đưa cổ tay về lại các hoạt động ban đầu và hạn chế sự sai khớp sau điều trị.

Người bị nạn nên đến gặp các chuyên gia trong lĩnh vực này trong ít nhất là những ngày đầu tiên để được làm quen, hướng dẫn và tập luyện  đúng cách nhất giúp cổ tay mau  hồi phục hơn.

Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?

Tình trạng khớp cổ tay bị trật bao lâu khỏi sẽ phục thuộc vào mức độ và biện pháp điều trị. Nếu như những dấu hiệu biểu hiện bệnh nhẹ, không quá nghiêm trọng thì sẽ phục hồi trong thời gian từ 2 – 3 tháng bằng những phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh được chỉ định thực hiện phẫu thuật thì thời gian trật khớp cổ tay khỏi hoàn toàn sẽ kéo dài hơn từ 6 tháng – 12 tháng.

Trên đây là các thông tin liên quan đến hiện tượng trật khớp cổ tay. Mong rằng từ nội dung này, bạn hiểu thêm về trật khớp cổ tay là gì? Từ các nguyên nhân trên giúp cho bạn biết được cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn!

Xem thêm:

  • Cứng khớp là gì? Cơ chế, nguyên nhân và hậu quả
  • Xét nghiệm RF là gì? Ý nghĩa, ưu nhược điểm và lưu ý khi thực hiện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *